Nhớ khôn nguôi bóng áo đỏ của nội!

Chia sẻ

Tết là dịp đoàn tụ của mỗi gia đình nên sau Tết sẽ có những cuộc chia tay của những người đi xa và những người ở lại. Và trong ký ức tuổi thơ của tôi là những cuộc chia tay với ông bà sau Tết đầy nhung nhớ.

Nhớ khôn nguôi bóng áo đỏ của nội! - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Nhà tôi ở thành phố, ông bà nội và ông bà ngoại đều ở quê. Vì quê nội và quê ngoại cách xa nhau nên gia đình tôi năm trước đón Tết với ông bà nội thì năm sau sẽ về ăn Tết cùng ông bà ngoại.

Tôi là con đầu cháu sớm nên được ông bà nội, ngoại cưng chiều, sắm sửa cho nhiều thứ mỗi lần về quê ăn Tết. Và sau Tết, những cuộc chia tay với ông bà bao giờ cũng lưu luyến nhất. Ông bà dặn dò đủ thứ, ôm hôn, bịn rịn cứ như thể không bao giờ được gặp lại cháu. Năm thì bà nội trở dậy từ sáng sớm, bà ngoại chuẩn bị đồ ăn cho tôi no bụng trước khi đi. Bà năm thì sau đó chuẩn bị đủ thứ quà bánh để tôi ăn trên đường, mang về thành phố làm quà.

Những ngày còn bé, tôi ngây thơ gạt những giọt nước mắt của bà nhỏ trên má mình và bảo "bà hư nên khóc nhè". Lớn hơn một chút, mỗi lần cảm nhận được nước mắt nóng ấm của bà nội, bà ngoại thấm lên má, lên tay mình là tôi lại khóc rấm rứt theo. Cứ thế, cuộc chia tay giữa ông bà cứ bịn rịn mãi không dứt. Thậm chí có nhiều năm, tôi không muốn lên xe theo bố mẹ về thành phố.

Trong ký ức của tôi không bao giờ phai nhòa hình bóng của ông bà đứng trước ngõ vẫy chào tạm biệt con cháu. Xe chạy càng xa, bóng ông bà ngày càng nhỏ dần nhưng cánh tay thì vẫn vẫy mãi. Tôi nhớ lần chia tay năm ấy, ông bà tôi mặc áo đỏ (chiếc áo thượng thọ mà bố mẹ tôi may tặng ông bà nhân dịp lên lão 70), xe chạy xa dần, tôi ngoái đầu lại nhìn vẫn thấy chấm đỏ nhỏ xíu cho tới khi khuất hẳn tầm mắt. Sau lần đó, mỗi lần chia tay sau Tết, tôi đều bảo ông bà hãy mặc áo đỏ để tôi được nhìn bóng họ lâu hơn. Không ngờ, việc mặc áo đỏ khi chia tay con cháu trở lại thành phố trở thành "thói quen" của ông bà nội, ông bà ngoại sau này.

Tôi dần lớn, ông bà nội, ngoại dần già yếu, nhưng lần nào con cháu quay trở lại thành phố sau Tết, ông bà đều cố gắng chống gậy tiễn ra đầu ngõ. Và với tôi, bóng áo đỏ đầu ngõ mãi mãi in tâm trí không phai mờ. Dù sau này, ngõ nhỏ không còn bóng áo đỏ của nội, của ngoại tiễn con cháu sau mỗi độ Tết hết.

Đăng Khoa

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.