Những người mẹ đặc biệt

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Không phải người sinh ra, cũng không ngày nào cất công nuôi nấng, nhưng trong cuộc đời mỗi người vẫn có những người mẹ rất đặc biệt.

Những người mẹ đặc biệt - ảnh 1
Chị Thanh Tâm và người mẹ đặc biệt của mình.

Có một người, không phải sinh ra mình, nhưng Thanh Tâm (35 tuổi, nhân viên công tác trong lĩnh vực điện lực) luôn gọi là mẹ. Bà là mẹ của người yêu cũ Tâm. “Ngày ấy, chúng mình vẫn còn là cô cậu học trò cấp 3, quen và tìm hiểu nhau rồi bạn dẫn mình về nhà chơi - đó cũng là lần đầu tiên mình gặp mẹ. Mẹ lúc ấy trong mắt mình thật đẹp, giọng lại dịu dàng và cực kỳ giỏi giang. Mẹ giỏi từ việc nước đến đảm việc nhà nên đối với mình lúc ấy áp lực rất lớn. Vì mình chỉ là cô gái bình thường, học không giỏi, việc nhà thì cứ vụng về”- Tâm kể. 

Mẹ và Tâm không phải thân nhau ngay từ lần gặp ấy. Rồi trải qua bao thăng trầm, hợp tan của Tâm và người yêu cho đến khi chính thức chia tay, cứ ngỡ duyên phận với mẹ đã kết thúc vì sự ương bướng, không dám đối diện của Tâm. “Mình đã từng trốn chạy vì trót gây ra lỡ lầm, làm cho mẹ buồn lòng. Nhưng cũng chính mẹ đã đi tìm mình, ngày hai mẹ con gặp lại nhau mà mình khóc như mưa. Cũng chính thời điểm ấy mẹ nhận mình làm con gái” - Tâm nhớ lại. 

Tưởng cứ chia tay là hết nhưng tơ duyên lại khiến Tâm và mẹ của người yêu cũ trở thành hai người bạn tri kỷ. “Hai mẹ con hợp gu lắm, có thể nói đủ chuyện trên đời, cùng đi du lịch, cùng đi mua sắm, cùng ăn hàng, cùng vào bếp vì món nào mẹ nấu cũng rất ngon. Giờ mẹ đã ra nước ngoài sinh sống rồi mà mình cứ nhớ nồi cá kho của bà mãi thôi”- Tâm nhớ lại. 

Thậm chí, Tâm và mẹ còn thích mặc đồ đôi, rất thích chụp ảnh cùng nhau. Khi bà còn ở Việt Nam, bất cứ sự kiện nào trọng đại của gia đình Tâm, bà đều có mặt để giúp đỡ, chúc mừng.

Cô thấy mình may mắn vì có thêm một người mẹ định hướng cho cuộc sống của mình. Người mẹ đặc biệt của Tâm đã dẫn dắt cô trong công việc, là người bao bọc che chở khi cô gặp khó khăn trong cuộc sống. Và hơn cả, mẹ cũng là bà ngoại khi nhận con gái của Tâm là cháu ngoại. “Mẹ thương mình như các con của mẹ vậy. Nếu không có mẹ có lẽ cuộc đời mình sẽ u uất lắm”- Tâm nói. Ngày chia tay để mẹ ra nước ngoài, Tâm khóc như mưa. “Mình chỉ mong mẹ luôn khoẻ mạnh để hằng năm về Việt Nam thăm các con”- cô cho biết. 

Giống như Thanh Tâm, Vân Khánh (học sinh lớp 10 sống tại quận Long Biên) cũng có một người mẹ đặc biệt - là cô giáo dạy Sinh học của em. “Em được gặp mẹ vào đầu năm học lớp 7. Từ những tiết học đầu tiên mẹ dạy thì em đã thấy mẹ rất đặc biệt, mẹ luôn mang đến cho lớp một bầu không khí rất vui tươi, không căng thẳng nên em rất thích đến tiết của mẹ. Sau mỗi đề bài thì mẹ đều viết thêm một chiếc mặt cười nhỏ xinh. Mẹ nói rằng: “Mẹ muốn truyền cho chúng con những cảm xúc tích cực để các con không cảm thấy áp lực trong việc học, nhưng cũng không lơ là nó”.

Khánh kể, lúc ấy, em cảm thấy rất ngưỡng mộ mẹ. Khánh biết mẹ còn hay tranh thủ thời gian ngủ trưa để chấm bài hay soạn giáo án, nhưng chỉ cần em ngủ trưa muộn một tí là mẹ đã giục em đi ngủ sớm để chiều còn có sức học bài. “Thỉnh thoảng em cũng lén thức để nhìn mẹ chấm bài, quả thực giây phút đó em yêu mẹ lắm”. Trong cuộc sống, cô giáo - người mẹ thứ hai của Khánh cũng dạy em nhiều điều, như cách nấu cơm, luộc rau…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.