Nuôi con trong thời @: Kỳ vọng ít hơn, kỳ công nhiều hơn

Chia sẻ

PNTĐ-Một số cha mẹ có xu hướng muốn con viết tiếp “giấc mơ” của mình còn dang dở. Nhưng vì thế mà họ không biết nên nuôi dạy con theo cách nào?

 
Nuôi con trong thời @: Kỳ vọng ít hơn, kỳ công nhiều hơn - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Mỗi buổi chiều, thay vì cùng các bạn tập xe, đá bóng, vui chơi rộn ràng trong khu tập thể thì con trai chị Giang lại ngồi trước bàn học để “cày” bộ đề thi vào trường chuyên cùng với gia sư.
 
Theo anh chị, trường chuyên sẽ là bước đệm rất tốt để con phát triển trong tương lai, trở thành “ông nọ, bà kia”, hơn hẳn bố mẹ chỉ là nhân viên bình thường. Là con trai duy nhất nên vợ chồng chị Giang đặt hết hy vọng, công sức và tiền bạc để “nặn” con thành một người tài. Hàng ngày, vợ chồng chị Giang luôn phải thúc giục con ăn nhanh, tắm nhanh để kịp giờ đi học. Không chịu nổi sức ép học hành bố mẹ dồn lên, lại ít khi được đi chơi với bạn bè, con trai chị Giang trở nên sợ học, lầm lì, ít nói.
 
Hay như Hà Linh không thấy niềm vui khi đi học vì em muốn được thế này thì bố mẹ lại bắt làm thế khác. Linh có năng khiếu hát và em dự định sẽ thi vào trường nghệ thuật, bố mẹ em lại không đồng ý, còn ra sức ngăn cản Linh. Kể từ đó, em dần thấy hết hứng thú trong học tập và xa cách, ít nói với bố mẹ. Cuộc sống của em không còn thấy hạnh phúc, vui vẻ.
 
Tại buổi tọa đàm “Chuyển hóa và đồng hành cùng con” tổ chức ngày 29/7 vừa qua tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, người có thâm niên 20 năm tư vấn tâm lý học đường cho biết: Cha mẹ nên để con được cân bằng giữa chơi và học. Mỗi đứa trẻ còn trên ghế nhà trường cần phải chú tâm học tập. Cha mẹ không nên để con quá ham chơi nhưng cũng đừng ép con phải học quá nhiều. Khi trẻ làm gì đó dù là chơi hay học, bố mẹ hãy dạy con tập trung và có trách nhiệm với việc đó. Một em học sinh không thể lười biếng, ơ thờ trong học tập rồi sau đó tự biện hộ miễn sao mình hạnh phúc. Và ngược lại, một em học sinh cũng không thể đắm chìm trong ganh đua, hi sinh tất cả cho sự thành đạt để rồi một ngày sống trong giàu sang và danh tiếng nhưng cô đơn, không cảm nhận được niềm vui sống.
 
Theo Tiến sĩ Phương, ngày nay nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn đưa định hướng và áp đặt cho con cái phải làm theo những gì họ cho là đúng. Khi đặt hết niềm tin, giấc mơ vào con cái, bố mẹ luôn luôn không quên dặn dò con: “Con nhất định phải cố lên, cố gắng hết sức mình để gia đình, họ hàng nở mặt nở mày với hàng xóm láng giềng!”. 
 
Khi sự dạy con trở thành áp đặt, mơ ước hộ con, thì những lời nói nếu không khéo léo, bố mẹ cũng có thể đang “bạo hành tinh thần” con cái. Theo TS Lê Nguyên Phương, đây là một điều rất nguy hiểm vì “tất cả những sự thay đổi về não bộ và cảm xúc của trẻ sẽ đến lúc ảnh hưởng tới tính cách và hành vi của trẻ khi trưởng thành”.
 
Vì vậy, TS Lê Nguyên Phương khuyên các bậc cha mẹ đừng biến con thành phương tiện cho những tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của mình, cho những gì mình chưa làm được. Những suy nghĩ như: “Thời xưa bố ước là bác sĩ nhưng không thành nên bây giờ con phải thi đậu trường Y”, “Con gái chỉ cần làm công việc nào nhàn hạ để còn có thời gian chăm chồng con là được”, hay “Con phải là luật sư, là giám đốc, là ông nọ bà kia để gia đình nở mày nở mặt” nên từ bỏ.
 
Thay vào đó, bố mẹ hãy kỳ vọng ít hơn, kỳ công nhiều hơn với con và đồng hành cùng con, chia sẻ, vui chơi cùng con để biết con mình cần gì, muốn gì? Kỳ vọng ít hơn để con sống đúng với năng lực của mình và được thoải mái phát triển năng lực ấy, kỳ công nhiều hơn chính là cho con được trải nghiệm thật nhiều bên ngoài trang sách, được học thêm nhiều kỹ năng sống. Có như vậy, các con mới vừa sống thành công, vừa sống hạnh phúc. Còn cha mẹ, cứ kỳ công trong việc nuôi con thì một ngày sẽ thấy mong đợi của mình vào con tự nhiên thành hiện thực. 
 
Quỳnh Anh 

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.