Ở cữ... cùng vợ!

Bài và ảnh: Chi Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Quỳnh Trang (26 tuổi, kinh doanh online tại Hà Nội) hào hứng cho biết: “Dân gian cứ bảo kiêng này kiêng kia nhưng với chồng mình, anh xin nghỉ làm hẳn 1 tháng để ở nhà chăm vợ đẻ. Sinh xong cuộc sống của mình trở nên stress, dễ cáu gắt, dễ nóng giận. Nhưng may mắn, mình luôn có anh bên cạnh động viên, an ủi”.

Ở cữ... cùng vợ! - ảnh 1
Chồng Trang tự trồng rau sạch ở ban công để nấu cho vợ ăn trong thời gian ở cữ.

Để có được một em bé khoẻ mạnh, ăn uống tốt, tinh thần người mẹ lại thoải mái, tràn đầy niềm vui, Quỳnh Trang dành hết công này cho người bạn đời của mình. 

Nghỉ phép ở nhà, vừa làm việc online vừa chăm vợ con, chồng Trang bồi bổ cho vợ những mâm cơm đủ chất mà vẫn không quá ngán. Hai vợ chồng trẻ cùng chung quan điểm “Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ” nên bố cứ cố gắng nấu, mẹ càng cố gắng ăn hết. “Chồng mình bảo, muốn con có sữa thì phải ăn đủ chất dinh dưỡng, kiên trì hút sữa. Vừa dặn, anh vừa nhắc nhở mình ăn uống, nhắc vợ uống đủ nước, rồi đặt báo thức giờ hút sữa cho con. Có chồng sát sao nên sau sinh một thời gian, em bé vẫn ăn tốt mà mình cũng về được dáng”- Trang kể.

Chăm con là một hành trình vất vả với bất cứ gia đình nào. Vợ chồng Trang cũng có những lúc căng thẳng. Đó là những ngày đầu tiên vừa sinh xong, Trang vừa đau lại vừa chưa có sữa cho con bú. 

Cũng vừa trải qua lần đầu vượt cạn, chị Thu Thảo (29 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) rút ra một điều: “Sinh con mới biết lòng chồng!”. “Lấy nhau 2 năm, mình đều là người lo cơm nước, anh ấy chưa từng động tay vào bếp. Nhưng từ khi vợ bầu, mọi thứ đã thay đổi”- chị Thảo kể.

Chỉ có 2 vợ chồng chăm nhau vì bố mẹ hai bên vì điều kiện không đỡ đần thường xuyên được, cứ trước khi đi làm, chồng chị Thảo đều chuẩn bị sẵn sàng cơm nước trong ngày cho vợ. “Sau sinh 1 tuần, mình thấy có thể túc tắc làm được việc nhà rồi nhưng anh gạt đi, bảo cứ để anh làm. Thường tối muộn sau khi xong xuôi mọi thứ, anh bắt đầu lau dọn nhà cửa. Về thực đơn cơm cữ cho vợ, anh cứ nghe tư vấn từ bà nội và bà ngoại rồi xoay xở thôi. Thực sự, có chồng đồng hành trong lúc ở cữ, nuôi con, mình thấy hành trình này bớt đi bao nhiêu mệt mỏi”, chị Thảo cho hay.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

(PNTĐ) - Việc học ngôn ngữ thứ 2 không chỉ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ và các kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là cách mà não bộ và cơ thể phản ứng khi trẻ học thêm một ngoại ngữ, cùng với những lợi ích phát triển.
Gia đình nhiếp ảnh gia 4 đời lưu giữ ký ức Hà Nội

Gia đình nhiếp ảnh gia 4 đời lưu giữ ký ức Hà Nội

(PNTĐ) - Trong nhiều thập niên, phố Hàng Khay, đối diện hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một “phố nhiếp ảnh” của Hà Nội. Nằm trên con phố ấy có hiệu ảnh Phương Đông đã hoạt động được 70 năm, nối tiếp qua 4 thế hệ. Gia sản lớn nhất của họ là những âm bản hình ảnh Hà Nội từ những năm 1950 và vô vàn bức ảnh về vẻ đẹp của Thủ đô ngàn năm tuổi.
Mất tài sản vì ly thân!

Mất tài sản vì ly thân!

(PNTĐ) - Nhiều cặp vợ chồng khi hôn nhân không còn ấm êm đã chọn sống ly thân chứ chưa ly hôn. Tuy nhiên, từ đây không ít câu chuyện rắc rối xảy ra liên quan đến việc phân chia tài sản khi một bên khăng khăng cho rằng, người còn lại đã “ra khỏi nhà” thì cũng chấm dứt mọi quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng.
Thư viện “Ban công của mẹ”

Thư viện “Ban công của mẹ”

(PNTĐ) - Khi số lượng sách mỗi thành viên trong gia đình đọc đã trở nên quá nhiều, chị Nguyễn Thu Hương (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) nghĩ tới việc mở một thư viện sách nhỏ miễn phí để các bố mẹ đưa con tới đọc, thư viện ấy mang tên “Ban công của mẹ”.