Phơi chuyện nhà lên mạng: Mất nhiều hơn được

TRÂM ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Với hơn 110 nghìn thành viên, “Tiệm sửa chữa hôn nhân” là một nhóm trên facebook được lập ra để mọi người, chủ yếu là các chị em chia sẻ về cuộc sống hôn nhân. Trong đó, không ít bài viết phơi bày cả những góc khuất gia đình kèm theo những lời than vãn, trách móc số phận, người thân đã không hiểu mình. Và thường những bài đăng ấy sẽ nhận được chia sẻ, bình luận nhiều hơn cả.

Phơi chuyện nhà lên mạng: Mất nhiều hơn được - ảnh 1
 Nhiều chị em có thói quan "phơi" chuyện nhà lên mạng

Đó chỉ là một trong số hàng loạt diễn đàn được mở ra để các thành viên “đem chuyện nhà phơi lên mạng”. Theo đà phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thói quen ấy ngày càng lan rộng hơn, như một giải pháp được chị em ưu tiên lựa chọn mỗi khi bức xúc chuyện gia đình. Trên diễn đàn, Quỳnh Nhi (28 tuổi, quận Hà Đông) than thở, từ ngày có bầu, cô toàn phải nhịn chồng như nhịn… cơm sống. Lúc nào cô cũng cảm thấy chồng vô tâm, hời hợt, đi làm về cũng không chịu giúp đỡ vợ. Giận quá, cô lên facebook viết hẳn mấy bài liền, than vãn “có chồng hờ hững cũng như không”, “biết thế chẳng lấy chồng”, “chồng nhà người ta thế này thế nọ…”. Dòng trạng thái đến tai họ hàng, rồi đến bố mẹ chồng Nhi, ông bà bực quá nên gọi ngay cho con trai, con dâu để họp gia đình. Tất nhiên, sau đó Nhi đã xóa dòng trạng thái, nhưng hậu quả của cú “bóc phốt” chồng trên mạng vẫn còn rất lớn.
Không kể xấu chồng như Nhi, Dịu (26 tuổi, quận Nam Từ Liêm) lại rất siêng khoe chồng trên facebook. Trung bình gần như ngày nào cô cũng phải có một dòng trạng thái kèm vài bức ảnh khoe chồng. Khi thì khoe chồng mua đồ ăn, thức uống bất ngờ mang đến chỗ làm, khi thì khoe đi đây đi đó với chồng. Chuyện dừng lại ở đó thì không sao, nhưng gần đây cô lại còn khoe cả… khả năng chăn gối của chồng nữa. Tất nhiên chỉ là ẩn ý, nhưng với cường độ ngày nào cũng đăng, lại còn tag cả chồng vào bài viết, Dịu đã khiến chồng mất mặt với đồng nghiệp, bạn bè. 
Các chuyên gia tâm lý lý giải rằng, chúng ta đang sống trong thời đại yêu ai, ghét ai, ăn gì, mặc gì, đi đâu đều đưa “lên phây”. Và thực tế, hàng trăm hội nhóm lớn nhỏ dành cho phụ nữ, đàn ông tâm sự chuyện gia đình, cuộc sống là minh chứng cho nhu cầu kể chuyện gia đình trên mạng xã hội của người Việt rất lớn. Cụ thể, khi tức giận, đau đớn, phấn chấn hoặc kích thích, nhiều người có nhiều khả năng phô bày chuyện riêng tư trên mạng xã hội hoặc trong cuộc sống thực. Ngoài ra, bất an, lo lắng người khác nghĩ không tốt, không hay về mình, về gia đình mình cũng thúc đẩy họ làm “hình ảnh” tốt đẹp hơn trên mạng xã hội và chia sẻ nhiều thông tin hơn mức cần thiết.
Thực tế, khi bước vào hôn nhân, nhiều người mong mỏi bạn đời của mình sẽ đáp ứng thật nhiều, thậm chí đáp ứng hết rất nhiều tiêu chuẩn như: Có vẻ đẹp cả về tâm hồn và ngoại hình; có đời sống tình dục thỏa mãn, không chỉ là lúc mới bắt đầu, mà là mãi mãi; chỉ cần nhìn đã hiểu nhau; được thỏa mãn mọi cảm xúc. Người bạn đời phải là một người bạn tâm giao, một tri kỷ, là người cùng ta nuôi dạy con cái, cùng nhau lèo lái, là người tính toán chi tiêu, người quản lý gia đình và người chỉ dẫn tinh thần… 
Theo chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân, phụ trách phòng khám tâm lý Hoàng Hải Vân cho biết: “Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy mọi thứ ở một người khác và ngược lại”. Bởi vậy, đưa chuyện nhà lên mạng “mất” nhiều hơn “được”. Nó có thể giải quyết nóng giận, nôn nóng ngay tức thì, nhưng hậu quả về sau khó mà đong đếm được. Nếu chuyện nhỏ, chuyện lớn, chuyện riêng, chuyện chung gì cũng chia sẻ trên thế giới ảo thì chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng”. Trong khi đó, mạng xã hội có hàng triệu người với những tính cách khác nhau, và không phải ai cũng tốt bụng cảm thông, đồng cảm với câu chuyện của người khác.
“Vợ chồng sống với nhau chủ yếu là bổ khuyết cho nhau. Khi chúng ta nhận ra mình còn thiếu sót, và nửa kia của mình cũng vậy, là một điều tốt giúp các cặp đôi gia tăng tình cảm”- chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân cho biết.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.