Quỹ đen của phụ nữ có... "đen tối" không?

Chia sẻ

Lâu nay, người ta vẫn nói về “quỹ đen” là vết đen của những người đàn ông, những người chồng, khiến các bà vợ điên đầu. Bởi cho rằng chồng có quỹ đen để làm những việc đen tối. Thế nhưng câu chuyện quỹ đen của phụ nữ thì lại ít được bàn đến. Vậy thực chất quỹ đen của phụ nữ khác với quỹ đen của đàn ông như thế nào?

“Không có quỹ đen để mà chết à?” là câu trả lời của một người vợ khi tôi đặt câu hỏi “phụ nữ có quỹ đen không”. Tưởng chị ấy nói cho vui, hóa ra “quỹ đen” của phụ nữ còn phổ biến hơn ở đàn ông, bởi phụ nữ có tâm lý “phòng có chuyện gì xảy ra, mình không trắng tay…”.

Đặc biệt, không phải những người làm “hái ra tiền” mới có quỹ đen, mà ngay cả những người vợ không đi làm, ở nhà nội trợ, mọi chi tiêu trong gia đình trông cậy vào thu nhập của người chồng, cũng có “quỹ đen”.

Quỹ đen của phụ nữ giống như một khoản tiết kiệm cố định phòng xa trong cuộc sốngQuỹ đen của phụ nữ giống như một khoản tiết kiệm cố định phòng xa trong cuộc sống (Ảnh: Minh họa)

Quỹ đen được hiểu là khoản tiền bí mật, mà người này không cho người kia biết, dùng để cho các khoản chi tiêu cá nhân hoặc “bất đắc dĩ” mang ra chi tiêu cho cả gia đình.

Chị Lan (ở Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) bảo rằng mình thuộc dạng “mèo bé bắt chuột con”. Việc kinh doanh rau củ quả ở chợ có thu nhập bấp bênh, nhưng dù ngày đắt hàng cũng như ngày vắng khách, ngày nắng cũng như ngày mưa, chị có thói quen “bỏ ống” mỗi ngày 50 nghìn.

Chị đặt kế hoạch mỗi tháng đạt doanh số 1 triệu rưỡi để lập quỹ đen. Khi đủ số tiền mua 1 chỉ vàng, hay thiếu một chút, chị cũng mua một chỉ để cất đi. Chị khoe, số “tài sản đen” này cũng ra tấm ra món, bởi việc “lập quỹ đen” của chị đã được triển khai cả chục năm nay. Số tài sản này không ai biết, ngoài chị.

Dù gọi là quỹ đen, nhưng thực ra cũng là quỹ tiết kiệm của mình, trích từ thu nhập hàng ngày của mình, chỉ là không công khai thôi. Trường hợp một người vợ trẻ, không đi làm, nhưng lại lập quỹ đen bằng cách “rút ruột” từ túi người chồng. Tất nhiên, người chồng là người kiếm được tiền, nên chi tiêu xông xênh, không để ý đến những khoản nhỏ lẻ. Mỗi tháng chồng đưa tiền chi tiêu cho cả gia đình, người vợ trích ngay 20% để cất đi, dù có thiếu thốn, người vợ đều báo cáo, đề xuất chồng đưa thêm, chứ số tiền trích lập quỹ, không bao giờ được đụng đến. Khoản thu nhập thứ hai cho quỹ đen của người vợ này là báo giá cao các món đồ cần mua sắm cho gia đình để ăn chênh lệch.

Không phải những người vợ kiếm tiền kha khá, hay phụ thuộc chồng hoàn toàn mới có quỹ đen, mà những chị em là cán bộ, công chức, viên chức có lương ổn định hàng tháng cũng lập quỹ này.

Quỹ đen của phụ nữ có... (Ảnh: Minh họa)

Chị Hằng là nhân viên văn phòng của một cơ quan nhà nước. Hai vợ chồng sống chung với bố mẹ chồng nên hàng tháng anh chị phải đóng góp tiền ăn, tiền điện nước và các chi phí khác cho mẹ chồng. Chính vì thế, chị “công khai” với cả nhà chồng và chồng mức lương của mình. Chị bảo, lương chị là 6 triệu. Chị nộp cho mẹ chồng 4 triệu sinh hoạt phí, còn mọi khoản chi tiêu khác là chồng chị phải lo. Nhưng chị vẫn có những món thu nhập khác mà chồng chị không biết, chẳng hạn như tiền ăn trưa, tiền hỗ trợ xăng xe, tiền chia quỹ phúc lợi hàng tháng, tiền thưởng lao động tiên tiến, tiền quà những ngày lễ, Tết. Tất cả những khoản thu ngoài lương, chị đều cho vào “quỹ không công khai” của mình.

Khác với đàn ông, lập quỹ đen là để lấy ra dùng cho dễ, còn phụ nữ lập quỹ đen là để tích lũy, tiết kiệm, phòng khi sa cơ hay bất đắc dĩ mới rút tiền, nên nhiều chị em có quỹ đen tới hàng trăm triệu đồng. Đó là chưa tính đến một số ít phụ nữ có quỹ đen lớn tới mức lấy ra để đầu tư. Người thì chung với cô bạn mua một mảnh đất ngoại thành, để chờ được giá thì bán kiếm lời. Người thì mua căn hộ chung cư giá rẻ, đứng tên một mình, rồi cho thuê, kiếm tiền mỗi tháng. 

                                                                                                                                                                                                                                     NGUYỄN TÍNH

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.