"Quỹ đen" của phụ nữ: Đen mà lại không đen tối

Chia sẻ

Nghe những lời chia sẻ của chị em phụ nữ, những người được coi là “tay hòm chìa khóa” của gia đình mà phải lập quỹ đen, chúng ta thấy đa phần quỹ đen của phụ nữ không dùng cho những chi tiêu “đen tối”. Dưới đây là một vài lý do khiến phụ nữ lập quỹ đen.

Chi những khoản “rất phụ nữ”.

Mua thêm cái váy mới, nhuộm lại mái tóc, mua hộp mĩ phẩm “hàng xách tay” ở nước ngoài về, mua hộp thuốc chống nám da, giảm cân, thỉnh thoảng mệt mỏi, đi gội đầu, mát xa chân, đắp mặt nạ dưỡng da… là những chi tiêu cần thiết không kém gì cơm ăn, nước uống àng ngày, mà chỉ phụ nữ mới hiểu, mới thông cảm với nhau.

Phụ nữ khó có thể mua sắm cho riêng mình nếu có người chồng keo kiệt tính toán chi lyPhụ nữ khó có thể mua sắm cho riêng mình nếu có người chồng keo kiệt tính toán chi ly (Ảnh: minh họa)

Nhưng với những chị em có anh chồng có tính căn cơ, hay để ý chuyện chi tiêu của vợ,  việc dùng quỹ đen của mình là giải pháp “yên thân” nhất. Có chị bị chồng bảo: “em lại mua váy à? Mới tháng trước thấy em mua hai cái mà đã mặc hết đâu, lại mua mới làm gì, lãng phí”, chị vợ nói luôn: “hàng hạ giá ấy mà, con Hương bạn em ns tặng”.

Giúp đỡ bên ngoại

Cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng con gái trưởng thành, biết bao nhiêu vất vả, tốn kém. Vậy mà bỗng dưng một ngày, con gái lấy chồng, trở thành “con người ta”. Cô con gái chưa báo đáp bố mẹ được điều gì, nay đã phải làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Bố mẹ ngày một già, kinh tế cũng chẳng khá giả gì, nên người con gái đi lấy chồng cứ canh cánh bên lòng nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ. Cô muốn thỉnh thoảng mua cho bố cái áo khoác, mua tặng mẹ cái chăn len. Lâu lâu về chơi, biếu bố mẹ ít tiền để “bố mẹ muốn ăn gì thì mua mà ăn, con ở xa, chẳng làm gì cho bố mẹ được”.

Với chồng luôn kiểm soát tài chính gia đình chi ly, người vợ khó có thể giúp đỡ nhà ngoại khi cầnVới chồng luôn kiểm soát tài chính gia đình chi ly, người vợ khó có thể giúp đỡ nhà ngoại khi cần (Ảnh: minh họa)

Nhà đông các em, đứa thì lấy chồng nhưng kinh tế quá khó khăn. Đứa đi học, nhưng không dám xin tiền bố mẹ, ban ngày đi học, ban đêm làm thêm lấy tiền trang trải. Là người chị thương các em, chẳng thể giúp gì, ngoài việc “thỉnh thoảng cho chúng nó mấy đồng gọi là có tấm lòng”. Chuyện giúp đỡ nhà ngoại là hoàn toàn trong sáng như gương, nhưng không phải người chồng nào cũng cảm thông với vợ, nên chị em đành phải “lách luật”, lập quỹ đen.

Phòng khi có chuyện bất trắc

Không ai muốn cuộc sống có những bất trắc xảy ra, nhưng cuộc sống vốn có nhiều điều bất ngờ. Bản thân đang khỏe, trời bắt tội ốm nặng, dài ngày. Chồng đang làm ăn hái ra tiền, bỗng mất việc hay việc kinh doanh phá sản. Những lúc ấy đi vay tiền là khó khăn, nên có ít gom góp được từ lâu, nay rút ra chi dung, ít ra cũng thoát khỏi tình cảnh quẫn cùng lúc hữu sự.

Đặc biệt, với những phụ nữ sống với người chồng vũ phu, gia trưởng, thiếu trách nhiệm với vợ con, nay bồ bịch, mai bỏ nhà đi nhiều ngày mới về, vợ chồng cãi nhau là dọa “mày cút ra khỏi nhà tao” hay tức giận điều gì trong làm ăn hay ở ngoài xã hội là mang đòn thù trút lên đầu vợ con, lại rất cần có “quỹ phòng thân”. Tiền không phải là tất cả, nhưng nếu tình đã hết, dứt áo ra đi mà trong túi không có một đồng cũng sẽ rơi vào cảnh khốn khó. “Có tí quỹ riêng” mang theo mình khi … ra đi, cũng chắc dạ phần nào.

Nhiều chị em chẳng phải có người chồng cay nghiệt, ki bo, chặt chẽ trong chi tiêu, họ cũng chẳng phải giúp đỡ ai, nhưng vẫn có quỹ đen. Lý do họ đưa ra là “có chút vốn riêng cũng yên tâm hơn”. Như vậy, quỹ đen của phụ nữ hầu như không sử dụng vào những mục đích đen tối. Chính vì thế, nên chị em có chút vốn riêng cũng là “của để nhà ta ăn dần”. Hy vọng không ai nỡ “ném đá” họ.

                                                                                                                            DUY BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.