Quyền của người cao tuổi trong gia đình

Chia sẻ


Vợ chồng tôi sinh sống ở quê, các con lớn lên lập nghiệp, lập thân ở thành phố. Cách đây 3 năm, các con đề nghị chúng tôi bán nhà cửa, đất đai để ra thành phố sống cùng con cháu, với lý do tiện bề phụng dưỡng cha mẹ tuổi già. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn ra thành phố sống nên gia đình đã nảy sinh mâu thuẫn. Các con cho rằng, về già, con cái có quyền quyết định cha mẹ sống ở đâu theo ý mình, để tiện phụng chăm sóc, phụng dưỡng.

Cuối cùng, chúng tôi đành phải thuận theo các con chuyển ra thành phố sống. Từ đó cuộc sống của chúng tôi bị con cái kiểm soát và chi phối hoàn toàn. Con trai cấm đoán tôi tham gia các hoạt động của người già trong khu phố, con dâu có những hành vi, lời nói xúc phạm bố mẹ chồng. Sống ở phố được 2 năm, vợ tôi mất vì bệnh tật hiểm nghèo. Hết thời gian đoạn tang vợ, tôi có nguyện vọng tái hôn, ra ngoài sống riêng. Thế nhưng, một lần nữa, tôi lại bị con cháu cản trở việc sống theo mong muốn của mình. Tôi nghe nói, người cao tuổi được pháp luật bảo vệ và được sống theo ý mình. Mong Quý báo tư vấn giúp tôi rõ hơn về quyền của người cao tuổi, và những hành vi nào thì cấm làm đối với người cao tuổi?

Nguyễn Đình Chất
(Thanh Xuân, Hà Nội)

Người cao tuổi là một trong những đối tượng được Nhà nước đặc biệt quan tâm chăm lo và bảo vệ quyền lợi. Việc bảo vệ quyền của người cao tuổi được quy định cụ thể ở Luật Người cao tuổi. Theo khoản 1, Điều 3 của Luật này, người cao tuổi có các quyền sau đây: Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ; Có quyền quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn; Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi; Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi; Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp…

Cùng với đó, Luật Người cao tuổi cũng quy định các hành vi cấm đối với người cao tuổi. Cụ thể cấm các hành vi gồm: Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi; Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác; Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi; Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi; Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật; Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi. Trả thù, đe doạ người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi (Điều 9).

Việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi được pháp luật quy định là nghĩa vụ của con cái, gia đình, và các tổ chức liên quan. Cụ thể, Điều 10, Luật Người cao tuổi quy định nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi như sau: Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi…

Như vậy, theo quy định trên, bác có quyền quyết định trong việc lựa chọn nơi ở theo ý mình, có quyền lựa chọn cuộc sống hôn nhân, quyền kết hôn, và quyền tham gia các hoạt động xã hội. Con cháu bác không có quyền cấm đoán hoặc cản trở bác. Nếu vi phạm những hành vi cấm trên, họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.