Sắp cưới chồng mà chưa biết gì về gia đình chồng

Chia sẻ

Em xác định lấy chồng không sống chung với gia đình chồng, thì không cần phải để ý nhiều đến hoàn cảnh, điều kiện nhà chồng. Thế nhưng, mọi người đang bảo là em đang "cưới liều"...

Em sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, anh ấy là người Hà Nội vào Sài Gòn làm việc. Chúng em gặp gỡ rồi yêu nhau đến nay đã gần hai năm. Trong thời gian yêu nhau, vì điều kiện xa xôi nên em chưa một lần ra Bắc để gặp gỡ gia đình người yêu, chỉ nghe anh ấy kể sao thì biết vậy. Giờ anh ấy ngỏ lời cầu hôn và tính đến chuyện cưới trong năm nay, em đã nhận lời.

Bố mẹ anh ấy đi xem ngày, bảo có thể tổ chức đám cưới vào tháng 6 (âm lịch) năm nay. Khi em nói chuyện sắp cưới chồng nhưng chưa biết gì về nhà chồng thì nhiều người bảo em “cưới liều”. Em thì nghĩ, mình lấy chồng nhưng không sống với gia đình chồng thì chẳng cần tìm hiểu kỹ làm gì. Vì cưới xong, chúng em vẫn sống và làm việc ở Sài Gòn, không về sống chung với nhà chồng. Em nghĩ như thế có đúng không Tâm Giao? Em có nhất thiết phải ra Bắc tìm hiểu nhà chồng thế nào trước khi cưới hay không?

                                                                                                   Lemaihuong@gmail.com

 Việc đứng ngoài mối quan hệ với gia đình chồng là sai lầm của các nàng dâuViệc đứng ngoài mối quan hệ với gia đình chồng là sai lầm của các nàng dâu (Ảnh: minh họa)

Trong vấn đề kết hôn, người Việt có câu “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Điều này hàm ý nhắc nhở người con trai khi “tương tư” cô gái nào, ngoài tìm hiểu cô gái đó thì cũng nên tìm hiểu cả tông chi họ hàng của cô ấy. Từ đó đưa ra quyết định có đi xa hơn trong mối quan hệ tình cảm và kết hôn về chung một nhà hay không?

Xem xét ở đây không phải là xem xét nhà vợ có giàu có hay không, mà tìm hiểu họ hàng nhà vợ có nề nếp, đảm đang, chung thủy. Lấy “vợ xem tông” hàm ý nhà trai cần biết rõ lai lịch nhà gái, từ nhiều đời con cái thế nào, sinh ra có bị bệnh tật, có hiếu thảo, ngoan hiền. Ngoài ra, cũng cần xem xét gia cảnh gia đình nhà vợ có bố mẹ, ông bà làm điều gì trái với lương tâm, luân thường đạo lý hay không. Nếu tông chi họ hàng nhà vợ đều hội đủ tứ đức thì là điều tuyệt vời và hoàn hảo. Người vợ được nuôi dạy trong gia đình nề nếp, có đạo đức, trong dòng họ không có ai bị điều tiếng ô danh ắt đó là người vợ chuẩn mực.

“Lấy chồng xem giống” hiểu đơn giản là con gái muốn lấy chồng cần xem nòi giống nhà người con trai đó qua mấy đời có tốt không, nhà chồng nhiều đời có ai bị mắc bệnh gì hay không, tiền sử bệnh tật thế nào, thông minh khỏe mạnh hay yếu ớt ngu ngơ, cao to hay thấp bé nhẹ cân.

Người xưa rất coi trọng việc “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống” bởi hôn nhân là chuyện lớn nhất cuộc đời. Nghĩ sâu xa hơn, việc “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”, nghiêm túc và cẩn trọng trong việc lựa chọn người bạn đời cũng là để đảm bảo có một cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc, tạo nền tảng tốt đẹp để nuôi dạy những đứa trẻ có phẩm chất đạo đức. Điều này cũng có ý nghĩa răn dạy người trẻ nên dành thời gian tìm hiểu đủ dài và đủ sâu, để hạn chế những xung khắc xảy ra khi sau này sống chung một nhà.

Do đó, quan điểm lấy chồng chỉ sống với chồng và không cần phải tìm hiểu nhà chồng như thế nào của bạn là sai lầm. Bây giờ điều kiện đi lại rất thuận tiện, bạn có thể bố trí sắp xếp thời gian công việc để cùng anh ấy ra Bắc một chuyến, trước là để ra mắt nhà người yêu, sau là để gặp gỡ tìm hiểu để biết rõ hơn về nhà chồng tương lai của mình.

Dù sau này cưới xong, hai bạn không sống chung với gia đình chồng nhưng việc hiểu biết về nhà chồng là cần thiết, nó sẽ giúp cho bạn có những ứng xử đúng đạo, và tạo tình cảm yêu mến với các thành viên trong gia đình chồng hơn.

                                                                                                                        TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.