Thanh niên chuẩn: Nói không với định kiến giới

Chia sẻ

Định kiến giới đã "ghim chặt" vai trò của phụ nữ là phải ở trong gian bếp. Một thực tế lâu nay đó là dịp Tết lại càng là lúc chị em phải thể hiện sự đảm đang, khéo léo bằng cách tất bật, xoay sở suốt ngày trong bếp, với những công việc nhà không ngơi tay... Bình đẳng giới không phải là như vậy!

Chiến dịch truyền thông "Thanh niên chuẩn - Nói không với định kiến giới" do Trung ương Đoàn và Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp tổ chức trên quy mô toàn quốc trong tất cả đoàn viên, thanh niên đến tháng 11/2022 được khởi động với chủ đề "Việc nhà không của riêng ai". Diễn ra trong thời điểm dịp Tết Nhâm Dần sắp đến, chủ đề này gợi lên một cuộc tranh luận sôi nổi về trách nhiệm làm việc nhà vào ngày Tết của mỗi thành viên trong gia đình.

Các đại biểu tham gia phát động chiến dịch truyền thông 'Thanh niên chuẩn - nói không với định kiến giới' và trò chuyện về chủ đề Các đại biểu tham gia phát động chiến dịch truyền thông 'Thanh niên chuẩn - nói không với định kiến giới' và trò chuyện về chủ đề "Việc nhà không của riêng ai"

Rất nhiều bạn trẻ đã chia sẻ, dù bình đẳng giới đã đạt được nhiều tiến bộ thực chất, nhưng không thể phủ nhận rằng hiện nay chúng ta vẫn còn bắt gặp rất nhiều định kiến như "gian bếp thuộc về phụ nữ", "trụ cột phải thuộc về nam giới", "nam giới lãnh đạo là điều hiển nhiên", đặc biệt định kiến này càng rõ rệt hơn trong bối cảnh dịch COVID-19. 

Cam kết đồng hành cùng chiến dịch, Hoa hậu H'Hen Niê chia sẻ: "Chúng ta phải chấm dứt điều này - ngay hôm nay". Còn nhà báo - nhà văn Hoàng Anh Tú (anh Chánh Văn) cho rằng định kiến việc nhà luôn dành cho phụ nữ xảy ra khắp nơi trên đất nước, thậm chí xảy ra trong gia đình có điều kiện. 

"Ngày Tết luôn là gánh nặng, trở thành thước đo, đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ?" - anh cho rằng đây là một định kiến cần thế hệ thanh niên lên tiếng và hành động để cởi bỏ.

Tại chương trình, anh Nguyễn Tường Lâm - bí thư Trung ương Đoàn cho biết, chiến dịch "Thanh niên chuẩn" được tổ chức nhằm góp phần thay đổi nhận thức, hành vi có định kiến giới, tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đồng thời, chiến dịch cũng nhằm trang bị kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trong công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của nữ thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Chiến dịch sẽ được chia thành 4 giai đoạn, gắn với 4 chủ đề. Trong đó, giai đoạn 1 với chủ đề "Việc nhà không của riêng ai" sẽ tập trung tuyên truyền về việc thay đổi định kiến vai trò chính của phụ nữ trong gia đình là chăm sóc con cái và các thành viên; tuyên truyền thay đổi hành vi để nam giới và nữ giới cùng có trách nhiệm chia sẻ các công việc của gia đình.

HẢI CHI

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.