Thi tìm hiểu về bạo lực trực tuyến

Chia sẻ

Một sân chơi dành cho bạn trẻ Việt Nam nâng cao hiểu biết và trang bị kiến thức về an toàn trên không gian mạng và bình đẳng giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa được khai mạc.

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) và CEDLink chính thức khai mạc cuộc thi Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng.

Buổi khai mạc cuộc thi ... theo hình thức trực tuyếnBuổi khai mạc cuộc thi Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng theo hình thức trực tuyến

Cuộc thi Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng là sân chơi để các bạn trẻ Việt Nam nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và an toàn trên không gian mạng, đưa ra tiếng nói của mình tới cộng đồng, truyền cảm hứng về một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bình đẳng. Với tổng giá trị giải thưởng hơn 70 triệu đồng, cuộc thi diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021, bao gồm ba hoạt động chính: (1) Tập huấn kiến thức về giới, an toàn trên không gian mạng, truyền thông dành cho thanh niên, sinh viên và người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội; (2) Hướng dẫn cho học viên tham gia tập huấn xây dựng các dự án của riêng mình về bình đẳng giới và an toàn trên không gian mạng; (3) Triển khai dự án và tham gia cuộc thi CyberS-Thế hệ S.

Phát biểu tại lễ khai mạc Cuộc thi và khởi động chương trình Tập huấn, bà Vũ Phương Ly, chuyên gia cao cấp về chương trình của UN Women cho biết “Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc học tập, làm việc, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội khác trên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích, môi trường không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bạo lực giới, thiếu an toàn cho nhiều người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và kiến thức về an toàn và bình đẳng giới trên không gian mạng càng trở nên cấp bách, cần thiết”.

Theo Forbes, đại dịch COVID-19 đã gia tăng việc sử dụng mạng Internet trên toàn thế giới từ 50%-70%. Tại Úc, lạm dụng và bắt nạt trực tuyến đã tăng 50% chỉ tính trong tháng 4 năm 2020. Tại Châu Âu, theo Europol, hoạt động trực tuyến của những người tìm kiếm nội dung lạm dụng trẻ em đã gia tăng đáng kể. Lượng truy cập vào các nội dung khiêu dâm cũng gia tăng đột biến làm tăng nguy cơ về tội phạm tình dục trên mang trên toàn thế giới. Phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng dễ bị tổn thương bởi bạo lực trên mạng trực tuyến bao gồm các hình thức như đe dọa thể xác, quấy rối tình dục, theo dõi, đánh cắp thông tin và hình ảnh cá nhân...

Ông Đôn Tuấn Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững cho biết: “Thông qua cuộc thi Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng, Ban tổ chức hy vọng có thể giúp các bạn trẻ nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng giới và an toàn trong không gian mạng đang rất nhức nhối trong xã hội hiện đại. Đây cũng là cơ hội giúp các thí sinh tăng cường kết nối, chia sẻ sáng kiến cùng nhau xây dựng những nội dung số có nhạy cảm giới và góp phần chấm dứt bạo lực giới trên không gian mạng".

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.