Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái

Chia sẻ

Ngày 19/10, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hoạt động truyền thông với chủ đề “Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái để thay đổi và phát triển bền vững”.

 Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thực hiện Đề án 938 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện mô hình "Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái" phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội với tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại Chương trình truyề̀n thông “Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái để thay đổi và phát triển bền vững”.Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại Chương trình truyề̀n thông “Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái để thay đổi và phát triển bền vững”.

Tình trạng xâm hại trẻ em vẫn diễn ra trầm trọng

Trong ngày 22/10, TAND TP Hà Nội đã mở 2 phiên xét xử sơ thẩm vụ án xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội. Với tội danh “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, bị cáo Đỗ Văn Minh (SN 1958, trú tại Phúc Tân, Hoàn Kiếm, HN) bị tuyên phạt 12 năm tù. Cáo trạng truy tố, Minh là hàng xóm của gia đình cháu A (nạn nhân, SN 2014). Khoảng 13h ngày 24/12/2020, bà ngoại cháu A nhờ Minh đưa cháu gái đến trường. Sau khi đưa cháu đến trường, Minh đã nói dối cô giáo về việc bà ngoại nhờ đón xin phép cho cháu nghỉ học vì nhà có việc. Thấy cháu A thân thiết với Minh nên cô giáo đã đồng ý. Minh đưa cháu A về nhà và thực hiện hành vi xâm hại.

Cùng ngày, bị cáo Lê Ngọc Tùng (SN 1985, trú tại xã Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá) cũng bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt 19 năm 6 tháng tù về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”. Bị hại trong vụ án là nhiều bé gái đang học tiểu học. Tùng là lao động tự do, thuê trọ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khoảng 17h30 ngày 16/12/2020, Tùng đi uống rượu về. Khi đi qua cổng một trường tiểu học, Tùng đi vào sân sau của trường và có hành vi sàm sỡ, xâm hại với các cháu bé trong trường.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ, trẻ em đã và đang diễn ra trong thời gian qua trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Các vụ việc này cho thấy, vấn đề an toàn cho phụ nữ, trẻ em vẫn đang đặt ở mức báo động cao.

Ở Hà Nội, theo Báo cáo của UBND thành phố, từ 1/1/2015 đến tháng 6/2019 phát hiện có 655 trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trong đó trẻ em gái bị xâm hại là 419 chiếm 64%, trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 40,9% (268 trẻ em) trong đó chủ yếu là nữ chiếm 94,4%.

Tại Chương trình truyề̀n thông “Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em gái để thay đổi và phát triển bền vững” do Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức vừa qua, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội cho rằng, những con số trên cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường quyền năng cho phụ nữ, trẻ em gái và xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện là vấn đề cấp thiết, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.

Bà Đỗ Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm cho biết, nguyên nhân của tình trạng bạo lực trên cơ sở giới bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, coi trọng vai trò của nam giới hơn so với phụ nữ và trẻ em gái. Điều này đòi hỏi sự cam kết, cùng vào cuộc và hành động một cách chủ động, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Chung tay để phụ nữ, trẻ em được sống trong môi trường an toàn

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Thuỷ, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, mô hình hướng tới xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái. Trong giai đoạn từ 2016-2021, các cấp Hội đã triển khai 684 cuộc trợ giúp pháp lý cho 294.743 lượt hội viên phụ nữ, tham gia hòa giải thành công 1.074/1.108 vụ việc mâu thuẫn ở cơ sở; Duy trì, nhân rộng và xây dựng mới nhiều mô hình như mô hình Hội đồng Tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; 53 tổ “Tư vấn giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em”; Phối hợp với Tổ chức Plan International tại Việt Nam thực hiện Dự án Thành phố an toàn, thân thiện đối với trẻ em gái tại 6 quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên, Ứng Hòa và Đông Anh; Triển khai thí điểm mô hình “Làng quê an toàn” tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên…

Các mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật và các câu lạc bộ tại cơ sở hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, các cấp Hội tích cực triển khai hoạt động giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, việc giải quyết các vụ việc xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn. Hội LHPN Hà Nội cũng đã ký kết 7 Chương trình phối hợp với nhiều ngành chức năng về bình đẳng giới, phối hợp tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ, đề xuất chính sách, phản biện xã hội…

Bà Đào Thị Bảo Thư, đại diện tổ chức Plan International cho biết, Hà Nội là một trong 5 thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình dự án Thành phố an toàn và thân thiện với em gái từ những năm 2014. Qua 5 năm triển khai, dự án đã tập huấn cho gần 1.000 cán bộ nhà nước, 1.800 cán bộ nhân viên ngành giao thông vận tải và 1.500 giáo viên. Dự án cũng đã thành lập được mô hình CLB Thủ lĩnh vì sự thay đổi vì bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái để thúc đẩy các em trở thành những nhân tố có sự thay đổi bản thân mình và truyền cảm hứng cho những người xung quanh, góp phần xây dựng không gian công cộng an toàn cho các em.

Em Nguyễn Thị Ngân học sinh lớp 9A trường THCS Thịnh Quang (Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ hy vọng các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và cộng đồng tạo cơ hội cho các em gái được bình đẳng với trẻ em trai, nhất là trong việc học tập. Xóa bỏ định kiến trọng nam khinh nữ để không có việc chọn giới tính khi sinh, hướng đến một xã hội bình đẳng, bền vững, có như vậy trẻ em gái mới có cơ hội phát triển về mọi mặt trong đời sống.

Bài và ảnh HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...