Tội ác được tiếp tay từ mạng xã hội

Chia sẻ

Mới đây, mạng xã hội (MXH) dậy sóng vì vụ việc một nữ sinh Việt Nam tại Hàn Quốc bị 7 người đàn ông xâm hại tình dục (XHTD) tập thể. Vụ việc đã được Tòa án Hàn Quốc xét xử, trục xuất các đối tượng gây án về nước. Điều đáng nói, bên cạnh những lời động viên nạn nhân, có cả những bình luận “công kích” cô gái trẻ.

Mẹ của nạn nhân D xác nhận thông tin con gái liên tục bị đe dọa trên sóng truyền hình (ảnh cắt từ clip của VTV)Mẹ của nạn nhân D xác nhận thông tin con gái liên tục bị đe dọa trên sóng truyền hình (ảnh cắt từ clip của VTV)

Theo đó, D - 21 tuổi, là du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc. Ngày 25/1/2020, cô bị dụ tới dự bữa tiệc giao thừa cùng một trong số các đối tượng. Trong bữa tiệc, cô uống 1 cốc rượu rồi cảm thấy không ổn. Khi các khách mời lần lượt ra về, chỉ còn D ở lại cùng 7 nam thanh niên. Theo D, lúc này, 7 gã cùng xúm lại xâm hại tập thể cô, thậm chí đồng nghiệp của cô vừa quay phim vừa cổ vũ. Tất cả chỉ dừng lại khi vùng kín của cô gái ra nhiều máu. Nhưng sau đó, 1 gã thanh niên đưa cô gái về phòng trọ và tiếp tục giở trò đồi bại. Cô cho biết dù có van xin nhiều lần nhưng gã thanh niên kia vẫn không buông tha. Những kẻ xâm hại đã bị Tòa án Hàn Quốc trục xuất về nước.

Tuy nhiên, một trong những đối tượng bị kết tội sau khi về Việt Nam vẫn tiếp tục viết bài bôi nhọ, lăng mạ D trên mạng xã hội. Còn cư dân mạng lên án D mặc hở hang, gợi cảm nên mới bị để ý, xâm hại; Lôi những lỗi lầm trong quá khứ của nạn nhân ra để phê phán, cho rằng nạn nhân “ham tiền” vì đòi một số tiền bồi thường quá đắt…

Đã từ lâu, việc đổ lỗi ngược cho nạn nhân là những phản ứng thường thấy trong những cuộc nói chuyện về XHTD.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Đình San, khi chúng ta không ở trong hoàn cảnh của người bị hại, thật khó để hiểu được những nguyên nhân khiến họ làm 1 hành động cụ thể, ví dụ nạn nhân phải đi làm vào buổi tối, hoặc có lý do bất đắc dĩ khác. Thứ hai, kể cả đó là lựa chọn của bạn nữ, việc định nghĩa quần áo “khiêu khích” là một vấn đề mang tính định kiến, “khiêu khích” hay không lại là cách nhìn mà người khác gắn lên bộ quần áo đó.

Một vài bình luận nói nạn nhân đang “làm quá” khi lo lắng mình đã mất khả năng làm mẹ. Trên thực tế, điều đó có cơ sở y học. 50% nạn nhân nữ sau khi bị XHTD phải gánh chịu những thương tổn tại vùng sinh dục. Về tinh thần, họ phải đối mặt với những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, dẫn đến trầm cảm và nhiều bệnh tâm lý khác tác động tới việc sinh sản.

Một trong số những lí do mà nhiều người kêu gọi “tẩy chay” D là vì cô từng mắc nhiều lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng kể cả khi nạn nhân đã làm những chuyện trái đạo đức, cô sẽ phải chịu sự trừng trị từ pháp luật, chứ không phải từ những người xâm hại cô. Nạn nhân D cũng chia sẻ, cô đã phải đối mặt với những thách thức về tâm lý và thể chất trong quá trình đòi lại công lý. Một trong số đó là mô tả lại những hành vi xâm hại của các thủ phạm trong quá trình điều tra. Đây cũng là thách thức đối với nhiều nạn nhân của XHTD, khi mà việc khai báo ấy có thể khơi lại những kí ức đầy ám ảnh. Việc D dám lên tiếng là một hành động can đảm, cần động viên chứ không nên mỉa mai “là mình thì mình sẽ không dám nói ra” như một số bình luận quy chụp của cộng đồng mạng.

D đồng ý nhận bồi thường - 800 triệu VNĐ, rất nhiều người đã cho rằng “nó quá đắt” hay coi D là “đồ tham tiền”. Tuy nhiên, những gì nạn nhân phải chịu trong khoảng thời gian gần 1 năm trời thì không số tiền nào trả được. “Với những người ngoài cuộc, không đặt mình vào trong hoàn cảnh của nạn nhân thì số tiền ấy là quá nhiều. Nhưng liệu những tổn thương về cơ thể, về tâm lý của D và gia đình thì cái giá nào trả nổi? Và tương lai của nạn nhân, một tương lai đã không còn tươi sáng như trước nữa, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?” - Đặng Hương Giang, thành viên tổ chức Thúc đẩy bình đẳng giới VOGE nhận định.

Phương Anh

Tin cùng chuyên mục

Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.