Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và chuyện tình cổ tích

Chia sẻ

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (SN 1926, quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An) là một vị tướng tài ba đã từng giữ chức Tham mưu trưởng chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, góp công lớn vào chiến thắng miền Nam giải phóng đất nước, tư lệnh trưởng quân khu IV... Sự can trường, tài thao lược của ông là những bức hoành phi lịch sử được đất nước ghi nhận. Trở về từ kháng chiến, khi ở tuổi xế chiều, ông vẫn luôn giữ một lòng sắt son, cống hiến cho quê hương, tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước XHCN Việt Nam.  

Gia đình hạnh phúc của Trung tướng Nguyễn Quốc ThướcGia đình hạnh phúc của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Vẹn lời thề thủy chung

Cuộc đời của Trung tướng Thước là một chuỗi nối dài những trận đánh hào hùng của dân tộc. Tháng 4/1945, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước được giới thiệu vào tổ chức Việt Minh. Từ đó, ông nhận nhiều vị trí công tác quan trọng mà tổ chức giao phó.

Thời bấy giờ, chuyện “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” là lý tưởng chung của hầu hết thanh niên. Cũng chính vì lý tưởng đó, chàng thanh niên Nguyễn Quốc Thước cũng gác lại tình duyên để phấn đấu hết mình cho cách mạng. “Nam chinh Bắc chiến” suốt bao năm, trải bao chiến trường khốc liệt nhưng đến năm 32 tuổi, ông Thước vẫn chưa có một “mảnh tình vắt vai”. Năm 1958, nhân cuộc họp ra Bắc, cấp trên tạo điều kiện để ông ghé thăm nhà. Trước khi đi, vị chỉ huy ấy còn gọi ông đến ra lệnh ông cần lấy vợ gấp. Biết là phải “tuân lệnh”, nhưng ông không khỏi lo ngại vì sợ người ta không chờ đợi được. Thế nhưng, cô thôn nữ Phan Thị Thủy cùng quê đã nguyện một lòng chờ đợi, yêu thương. Một tuần sau, ông xin phép cấp trên về nhà để… “cưới vợ”.

Hai vợ chồng bên nhau được 1 đêm thì ông đã phải trở về đơn vị rồi được điều vào Bình Định làm công tác tham vấn, bắt đầu quãng thời gian đằng đằng vợ chồng xa cách nhau. Mọi việc nhà, bà Thuỷ đều gánh vác, không than trách một lời. Năm 1965, vì nhiệm vụ đòi hỏi phải bảo mật, ông vào chiến trường B, cắt đứt liên lạc với vợ và gia đình suốt 10 năm. Không có tin tức, mọi người nghĩ ông đã hi sinh, nhưng bà Thủy vẫn tin chồng sẽ trở về. Cuối năm 1974, nhân chuyến đi tham quan cùng đoàn giáo viên vào Quảng Bình, Quảng Trị, cũng lúc ấy, ông đang trên đường ra Hà Nội để nhận nhiệm vụ mới, ông bà gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông vẫn phải tiếp tục làm nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự, vì vẫn còn nhiều nhóm ngụy quân chưa chịu đầu hàng. Bà Thuỷ lặn lội từ Nghệ An vào Bình Dương tìm chồng. Thấy chồng vẫn mạnh khỏe, sau 1 tháng, bà trở về Bắc để lo cuộc sống gia đình.

Gần 60 năm làm vợ tướng và có với nhau 2 người con nhưng số lần bà Thủy được ở bên cạnh chồng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mãi đến năm 1997, tướng Thước về hưu, gia đình ông mới đoàn viên. Niềm vui đoàn tụ chưa được bao lâu thì bà Thủy bị tai biến và liệt nửa người. Từ đó, mọi sinh hoạt của bà đều phải trông cậy vào ông cho đến khi bà mất. Ông trầm ngâm: “Tôi không muốn giao việc chăm sóc bà ấy cho ai. Thời trẻ bà ấy đã hi sinh làm hậu phương vững chắc cho tôi công tác. Giờ là lúc tôi bù đắp cho bà ấy...”.

Cả một đời cống hiến cho Tổ quốc

Với 75 năm tuổi Đảng, trải qua nhiều cương vị chỉ huy cao cấp trong quân đội, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước luôn thể hiện bản lĩnh, tư duy sâu sắc, tầm nhìn chiến lược, đã quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, trăn trở, tâm huyết hết mình cho sự nghiệp xây dựng Quân đội và củng cố quốc phòng…

Trở về từ chiến trường, Trung tướng Thước làm Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An các khoá VIII, IX, X. Tên tuổi và những dấu ấn của ông trong suốt 3 nhiệm kỳ Quốc hội vẫn lưu giữ trong ký ức của nhiều người.

Ông nổi tiếng với những phát biểu, chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, được nhiều người ví như “lò thuốc súng giữa nghị trường”. Tướng Thước cho rằng: “Là đại biểu của nhân dân thì phải nói được ý dân, và dù nói theo góc nào cũng trên tinh thần xây dựng vì sự phát triển chứ không có nghĩa nói đụng chạm là “chọc phá”, khích bác ai đó”.

Mặc dù tuổi đã cao, Trung tướng Thước vẫn luôn tâm huyết trong xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống phá của thế lực thù địch.

Ông tham gia ý kiến về văn kiện và nhân sự khi chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng; thẳng thắn góp ý về nhiều vấn đề chống tham nhũng khi tiếp xúc cử tri; tham gia góp ý với Bộ Quốc phòng và Ban Bí thư về những đối sách nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền biển đảo… Các ý kiến của ông trên đều mang tính xây dựng, được các cấp có thẩm quyền lắng nghe và tiếp thu.

Trong cuộc sống đời thường, ông luôn sống gương mẫu, hoà đồng, tham gia ủng hộ các loại quỹ ở mức cao, tích cực giao lưu giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, được nhân dân kính trọng, yêu mến.

Với những đóng góp trên, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý. Năm 2020, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.