Ứng phó với mùi cơ thể tuổi dậy thì

Chia sẻ

PNTĐ-Gần đây, hộp thư giới tính của PNTĐ nhận được những bức thư của các bạn tuổi teen phàn nàn về mùi khó chịu xuất hiện trên cơ thể, nhiều bạn cảm thấy xấu hổ nhưng không biết hỏi ai…

 
Ứng phó với mùi cơ thể tuổi dậy thì - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Một bạn nam kể, “Tuần trước, em đến chơi nhà cô chú họ. Nhà cô chú chật nên không kê bàn ghế, tất cả đều ngồi vào chiếu ăn cơm, nói chuyện. Trong khi mọi người đang nói cười vui vẻ thì bé em họ mới 10 tuổi bỗng quay sang hỏi “Sao chân anh hôi thế!”… làm em ngượng vô cùng. Em cảm giác dạo này đôi tất của em nhanh bốc mùi hơn mọi khi…”.
 
Một bạn gái thì kể, từ vài tháng nay, thấy mồ hôi ra nhiều hơn kể cả khi nghỉ ngơi, những lúc hồi hộp hay căng thẳng. Bạn hỏi, liệu có nên mua một chai lăn nách khử mùi không, không hiểu dùng chai lăn nách này thì có tác dụng phụ gì không.
 
Tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn và tiết mồ hôi nhiều hơn. Nếu được kịp thời lau ngay thì không sao, nếu không, mồ hôi đọng lại trên da và bị các vi khuẩn trên da phân hủy, tạo mùi. Cơ thể bốc mùi chắc chắn làm cho người xung quanh khó chịu nhưng bản thân các bạn lại rất ít hoặc không nhận ra vì đã quen với mùi mồ hôi của mình.
 
Thông thường, mồ hôi thường xuất hiện nhiều nhất ở dưới cánh tay. Tắm rửa hàng ngày hoặc sau khi lao động, chơi thể thao là cách tốt nhất để làm giảm bớt mùi cơ thể. Với các bạn gái, nên thường xuyên cạo sạch lông nách, lau khô nách sau khi tắm, lăn thuốc khử mùi hoặc bột có chứa kẽm có bán tại các hiệu thuốc. Ngoài ra có thể dùng một số sản phẩm gần gũi, dễ kiếm như phèn chua, chanh tươi cắt lát rồi xát vào nách cũng rất hiệu quả. Mặc áo bằng vải khô thoáng, thoải mái. Áo chật, bó sát người hoặc áo bằng chất liệu vải pha nylon gây khó khăn cho việc thoát mồ hôi và khiến cho hôi nách trầm trọng hơn.
 
“Mùi chân chuột chạy” - là tình trạng phổ biến ở những bạn thường xuyên đi giày. Với các bạn này, quan trọng nhất là rửa chân hàng ngày, từ hai lần trở lên, kỳ cọ sạch các ngón và khe giữa các ngón, lau khô rồi rắc thuốc khử mùi vào chân, khe chân, giày. Các bạn tuổi teen thường rất thích đi giày không tất – nhưng đi tất bằng chất liệu bông vải sợi lại là cách rất tốt để hút ẩm, giảm mùi hôi chân, nên thường xuyên thay giặt tất và vệ sinh giày dép, phơi ở nơi khô thoáng. Với các loại giày vải bệt thì một đôi tất chân ngắn cổ màu sắc nhã nhặn chắc chắn không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ của bạn đâu! Và nhớ là, không dùng chung tất, giày dép với các bạn khác.
 
Mùi hôi chân còn có thể do nấm sống ký sinh trên da gây nên. Để tránh nhiễm nấm, không đi chân đất ở những nơi có khả năng lây nhiễm nấm từ chân người này sang chân người khác như bể bơi, bệnh viện... Nếu đã thực hiện vệ sinh tốt mà chân vẫn hôi thì cần đi khám da liễu để được điều trị kịp thời.
 
“Rau mùi” vùng kín cũng xuất hiện khá thường xuyên, nhất là với các bạn nữ. Lời khuyên của các bác sĩ là phải vệ sinh vùng kín và thay quần lót ít nhất hai lần một ngày, rửa bằng nước sạch rồi thấm khô bằng khăn bông, không thụt rửa sâu bên trong. Mặc quần lót vừa vặn, bằng chất liệu vải mềm, hút ẩm tốt.
 
Ở vùng nhạy cảm này, không nên sử dụng chất khử mùi hay nước hoa vì sẽ làm mất cân bằng các vi khuẩn vùng này gây viêm nhiễm. Khi thấy vùng kín nặng mùi, đau, ngứa… phải khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Dậy thì là giai đoạn nhạy cảm của các con với rất nhiều thay đổi tâm, sinh lý cần sự để ý, gần gũi từ bố mẹ. Mua giúp các con những lọ khử mùi, tặng con một chai nước hoa, hay hướng dẫn vệ sinh chính là cách để bố, mẹ, con gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn…    
 
Tùng Duy

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.