Vợ chồng tuổi trung niên: Ngủ chung hay ngủ riêng?

Chia sẻ

Theo một nghiên cứu trong phạm vi nhỏ cho biết có: 35% những cặp vợ chồng 55 tuổi ngủ riêng, con số này tăng lên đến kinh ngạc 55% ở độ tuổi 60 và tiếp tục tăng ở các nhóm tuổi sau. Ngủ riêng là ngủ cùng giường nhưng “kẻ đầu sông kẻ cuối sông”, người ngủ trên giường kẻ nằm dưới đất, hay triệt để là ngủ khác phòng.

Có rất nhiều lý do được đưa ra để biện minh, giải thích cho việc ngủ riêng khi ở tuổi trung niên. Khi về già, đàn ông hay gặp chứng rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở nam giới là  rối loạn cương dương, chính vì vậy nhu cầu tình dục suy giảm.

Còn ở phụ nữ, do tuổi mãn kinh làm cho họ giảm ham muốn, đêm mất ngủ, ngày mệt mỏi. Chính vì không còn ham muốn gần gũi nên vợ chồng không cần thiết phải ngủ chung. Rồi thì do chói mắt, do tiếng ngáy quá to, nghiến răng, mê sảng, nói lảm nhảm khi ngủ, do miệng hôi, mùi rượu  hay thuốc lá. Do những khác biệt trong cách sinh hoạt người ngủ sớm người trằn trọc, người nóng người lạnh...

minh họaminh họa

Hay do mỗi người cần có một không gian yên tỉnh về đêm, để tịnh dưỡng hay bảo vệ sức khỏe cho chính cá nhân mình. Lý do nào nghe cũng rất hợp lý hợp tình, vừa tốt cho mình vừa biết nghĩ cho đối phương, mà về già trái tính trái nết, không ai chịu ai, vì vậy cứ ngủ riêng cho nó “lành”.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào việc vợ chồng trung niên ngủ riêng cũng là tốt và được sự đồng thuận của cả hai phía. Bà Thắm (Cầu Giấy) chia sẻ: Khi còn trẻ vợ chồng tôi rất yêu thương, chăm chút nhau. Dù có giận dỗi thế nào thì vợ chồng cũng không bao giờ ngủ riêng. Nhưng từ khi ông bà về hưu, chồng bà nhất quyết đòi sang phòng bên ngủ. Ông bảo đợt này ông hay mất ngủ nên sợ đêm trằn trọc bà lại mất ngủ theo.

Bà tâm sự: “Trước đây, hai vợ chồng ngủ chung, đêm thỉnh thoảng lại có người tâm sự chuyện con cái, chuyện cuộc sống, thấy tình cảm, gần gũi lắm. Giờ mỗi người một giường thấy xa lạ rất nhiều. Nhiều đêm không ngủ được cô đơn lắm mà chẳng biết phải làm sao”.

Vợ chồng tuổi trung niên: Ngủ chung hay ngủ riêng? - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

Vợ chồng ông Hòa (Mễ Trì) ngủ riêng đã 1 năm nay, nguyên nhân là ông nghiện thuốc lá, vợ lại sợ khói thuốc, nhà có nhiều phòng nên hai vợ chồng đồng tình ngủ riêng. Dù đã 50 nhưng ông vẫn còn sung sức, mỗi lần ông khao khát việc “yêu” bèn nhẹ nhàng lần theo hành lang tìm đến phòng vợ. Chẳng may gặp ôsin hay gặp con, ông ngại nên giả vờ ra bếp, sang phòng khách hay đi vệ sinh rồi nhanh nhanh chóng chóng về phòng mình. Còn nếu không gặp ai, đột nhập được vào phòng vợ một cách lặng lẽ thì vợ lại bỏ sách, hạ kính, giương mắt nhìn chồng tỏ vẻ ngạc nhiên “mình muốn lấy gì?”. Nhiều lần muốn mà không được, những khi tạo được dịp “yêu” thì vợ lại không tạo điều kiện nên lâu dần lửa tình trong ông cũng tắt.

Việc ngủ chung giường ngay cả khi đã cao tuổi đem lại nhiều lợi ích nhất định. Chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn cũng đưa ra lời khuyên rằng nếu không phải vì lý do quá cấp bách thì vợ chồng không nên ngủ riêng. Về mặt sinh học, hai người khác giới ngủ chung giường luôn khiến giấc ngủ sâu hơn, trong khi người bạn đời lâu năm còn hiểu những thói quen khi ngủ của bạn, do vậy giúp bạn ngủ ngon hơn. Khoảng thời gian trước giấc ngủ cũng là thời điểm tốt cho việc chuyện trò trao đổi, giao lưu vì không bị quấy rầy như lúc ban ngày, nhờ đó có thể giải quyết cả những mâu thuẫn vụn vặt vẫn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng. Đó cũng là cơ hội để hai người gắn kết yêu thương, làm vơi đi sự cô đơn khi về già. Và cuối cùng, khi ngủ chung, bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho bạn đời, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về sức khỏe phát sinh ban đêm, từ đó sơ cứu kịp thời, tránh được những nguy cơ lớn hơn khác. Nếu có người ngủ cùng, cùng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ thì sẽ tránh rất nhiều điều không may.

Vợ chồng tuổi trung niên: Ngủ chung hay ngủ riêng? - ảnh 3 (Ảnh: minh họa)

Việc ngủ chung hay riêng là vấn đề tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp trung niên. Ngủ riêng hay ngủ chung thì hai vợ chồng cũng nên thẳng thắn trao đổi với nhau. Không dứt khoát phải ngủ chung hay riêng mà hai vợ chồng cần tìm giải pháp tối ưu để có một giấc ngủ thoải mái.

Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì hai người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết. Dù có ngủ riêng thì vợ chồng cũng vẫn nên duy trì sự quan tâm đến nhau, tránh tình trạng cánh cửa phòng mỗi người luôn đóng kín, coi nhau như người xa lạ.

                                                                                                                      HUYỀN NGA

Tin cùng chuyên mục

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

Đổ vỡ vì xuất khẩu lao động

(PNTĐ) - Bên cạnh những lợi ích về việc làm, tay nghề, thu nhập, xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng chủ yếu vẫn là vợ chồng xa nhau lâu ngày, thiếu thốn tình cảm nên rất dễ nảy sinh tình cảm “ngoài luồng”. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của lối sống tự do ở nước ngoài nên khi về quê hương, đối mặt với cuộc sống thực tại thấy không còn phù hợp nên sẵn sàng … “đường ai nấy đi”.
Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

Xúc động câu chuyện tìm được người thân thất lạc sau 57 năm nhờ hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư

(PNTĐ) - Như một phép màu, sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (sinh năm 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái là chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1967, trú tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.