Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên

Chia sẻ

Bước sang tuổi trung niên, nhiều người gặp những "sự cố" gây khó chịu trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc làm, gia đình và hạnh phúc. Nhưng đó là giai đoạn phát triển tự nhiên mà ai cũng phải trải qua, không thể tránh. Vì vậy cần có sự chuẩn bị về tâm lý và thể lực để tự tin đối diện với thử thách mới mẻ này.

Nhờ sự trợ giúp của bác sĩ

Để có một sức khỏe tốt, tinh thần sung mãn dù đã ở tuổi trung niên thì đừng ngại nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tùy thể trạng, tình hình sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ có những giải pháp phù hợp như uống thuốc bổ, tiêm hoocmon nội tiết... Hãy nhớ rằng “có sức khỏe là có tất cả”.

Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Luôn giữ tinh thần lạc quan

 Khi nghĩ đến tuổi trung niên, chúng ta thường nghĩ tới sự già nua, sắp nghỉ hưu, sắp thành người vô dụng đối với gia đình và xã hội, nhất là những người phụ nữ luôn sợ mình sẽ xấu đi. Với những suy nghĩ ấy, không những không giúp ích gì mà còn khiến chúng ta chán ghét chính bản thân mình ở độ tuổi này, tạo ra những lo lắng, căng thẳng, càng thúc đẩy nhanh sự lão hóa.

Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên - ảnh 2 (Ảnh: minh họa) 

Vì vậy hãy luôn giữ một thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng. Thực chất tuổi trung niên cũng có rất nhiều mặt tích cực. Đây là độ tuổi mà con người ta đạt đến độ thăng hoa, trưởng thành, tự tin nhất sau khi đã vượt qua hết những ngây dại, bốc đồng của tuổi trẻ, đã nếm trải đủ mùi vị của cuộc đời. Với phụ nữ, đây là cơ hội để họ có nhiều thời gian hơn cho bản thân, họ không còn phải chịu đựng những khó chịu do kinh nguyệt gây ra và có thể “yêu đương” thoải mái mà không sợ mang thai.

Quan tâm đến bữa ăn hàng ngày

 Đừng nghĩ rằng để giữ sức khỏe như thời son trẻ là phải làm những việc “đao to búa lớn”, một bữa ăn hàng ngày đầy đủ chất có thể giúp ích rất nhiều. Chúng ta cần một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào tuổi trung niên bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất.

Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên - ảnh 3 (Ảnh: minh họa) 

Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng canxi có trong sữa, trứng, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể.

Cần tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Đặc biệt là nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ các loài thực vật như: đậu nành (đậu tương) và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành.

Vận động nhiều hơn

 Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, đi bộ hoặc bơi lội là cách luyện tập phù hợp nhất ở cuối tuổi trung niên. Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, tình trạng khớp, cân nặng và tâm trạng một cách đáng kể. Việc duy trì vận động mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh, không bị trì trệ, giảm đáng kể các triệu chứng của mãn kinh.

Vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên - ảnh 4 (Ảnh: minh họa)

Thực hiện những bí quyết giúp cân bằng cuộc sống

Nên hạn chế những hoạt động như xem TV, Facebook. Thay vào đó chúng ta nên quan tâm đến các thành viên trong gia đình, nói chuyện với những người vui tính để có thái độ sống tích cực hơn, tinh thần sảng khoái và minh mẫn hơn. Nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ và ngủ đủ giấc để cơ thể tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn. 

Mỗi ngày hãy dành khoảng 20 phút để làm những việc mà chúng ta yêu thích và cảm thấy có ý nghĩa. Ngoài ra, chúng ta nên thiết lập khung giờ hợp lý cho những sinh hoạt cá nhân để có thể cảm thấy thoải mái hơn trong công việc và có thêm thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Làm được những điều này, thể chất và tinh thần của chúng ta sẽ thay đổi tích cực, giúp chúng ta thấy cân bằng hơn trong cuộc sống.

                                                                                                         DUY BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.