15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Vì một Hà Nội hiện đại, giàu bản sắc

Chia sẻ

(PNTĐ) -Chặng đường 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008 - 1/8/2023), Hà Nội tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, diện mạo, với những thành tựu to lớn, toàn diện trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, những đổi thay tích cực mang đến diện mạo mới, tạo nên bức tranh sáng cho Hà Nội thêm văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, xứng danh trái tim của Tổ quốc.

15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Vì một Hà Nội hiện đại, giàu bản sắc - ảnh 1
Một góc trung tâm huyện Ba Vì. Ảnh: Diệu Thu

 

Kỳ 1: Bức tranh nông thôn khởi sắc

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 (ngày 29/5/2008) của Quốc hội khóa XII về “Điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhiều chương trình phát triển nông thôn mở ra không gian phát triển mới.

Những vùng cao khó khăn đang lại gần hơn với thành thị
Còn nhớ, ngày 1/8/2008, bốn xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Hà Nội, trong đó có xã Yên Trung là một xã nghèo dưới chân núi Ba Vì, nơi tập trung đông người dân tộc Mường. Khi ấy thôn Hương chưa có điện lưới, đường giao thông ngõ xóm còn chủ yếu là đường đất, trường học, trạm y tế còn nhiều khó khăn. Nhưng giờ đây, sau 15 năm mọi thứ đã đổi thay, những con đường bê tông, đường trải nhựa thoáng rộng, phóng vào tận ngõ, các công trình phúc lợi công cộng đều được xây mới, đạt chuẩn quốc gia. Đời sống người dân đã nâng lên rõ nét, những ngôi nhà khang trang đã hiện lên trên nền xanh của núi đồi cây trái. Năm 2018, Yên Trung đã về đích nông thôn mới (NTM), hạ tầng khang trang. 15 năm, Yên Trung đang dần được lại gần hơn với Thủ đô. 

Phấn khởi chia sẻ về những khởi sắc ở xã Yên Trung, ông Nguyễn Trung Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Yên Trung cho biết, nếu như năm 2008, thu nhập bình quân/người ở Yên Trung chỉ đạt dưới 30 triệu đồng/người/năm thì nay đạt 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%, Yên Trung phấn đấu năm 2023 không còn hộ nghèo. Ông Nguyễn Trung Hiếu, cũng bày tỏ mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm hơn nữa đến địa phương có vị trí xa trung tâm, cần có cơ chế tạo thuận lợi để địa phương tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế, cũng như kêu gọi được các nhà đầu tư quan tâm đến phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.

Ngày 7/2/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. 

Theo Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, đến nay, Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính, dân số 225.955 người (dân tộc Mường chiếm 5,2% dân số). Thạch Thất đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước thực hiện năm 2023 đạt trên 35.913 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 12,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 phấn đấu đạt 100 triệu đồng, cao hơn 9 lần so với 15 năm trước (năm 2008  là 11,6 triệu đồng). Năm 2018, tất cả các xã trong huyện đều đạt chuẩn NTM, huyện Thạch Thất được công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020.

Cũng có sự khởi sắc vượt bậc, đó là câu chuyện giảm nghèo của xã Ba Vì (huyện Ba Vì) - nơi có đồng bào dân tộc Dao chiếm đến 98% dân số toàn xã. Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, khi mới thực hiện Nghị quyết 15 thì xã Ba Vì vẫn được Chính phủ xếp vào nhóm đặc biệt khó khăn của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo có giai đoạn lên tới hơn 30%, hộ cận nghèo chiếm gần 50%; do kinh tế khó khăn nhà cửa của người dân còn nhiều sập xệ, xuống cấp. Sau 15 năm, xã Ba Vì đã mới hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2022, là địa phương cuối cùng của Hà Nội hoàn thành được Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Ba Vì đã tạo ra được chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện các dự án trong Chương trình xây dựng NTM của huyện đạt hơn 9.900 tỷ đồng. Đặc biệt, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã đóng góp trên 335 tỷ đồng, hàng vạn ngày công, hiến hàng vạn mét vuông đất thổ cư, đất nông nghiệp để mở đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, các điểm sinh hoạt văn hóa.

Nông thôn mới trù phú
Sau mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 119 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) có đồng bào dân tộc thiểu số sống quần cư, phần đa là người Mường và người Dao. Trong các giai đoạn Hà Nội đều ban hành chính sách hỗ trợ riêng cho khu vực dân tộc, miền núi. 

Thực hiện các kế hoạch của UBND Thành phố, đến nay, đã có khoảng 2.400 tỷ đồng được bố trí để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2030, HĐND Thành phố đã quyết nghị phân bổ 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, Thành phố cũng kêu gọi các quận nội thành hỗ trợ đầu tư xây dựng 46 công trình nhà văn hóa thôn cho các xã vùng đồng bào dân tộc miền núi, tổng kinh phí khoảng 92 tỷ đồng; 5 dự án nâng cấp lưới điện cho các xã vùng dân tộc miền núi đã được hoàn thành do Tổng công ty Điện lực Hà Nội hỗ trợ tổng mức đầu tư 101 tỷ đồng.

Sau 15 năm mở rộng Thủ đô các vùng ngoại thành đã đổi thay vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng cao, hiện toàn Thành phố có 16/30 quận, huyện không còn hộ nghèo (gồm: Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì). Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, đến hết năm 2022, Thành phố giảm được 1.582 hộ nghèo, đạt 218,8% kế hoạch. 

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 56,3 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Toàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 2.167 sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, đứng đầu cả nước; hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được quan tâm, dần đi vào hiệu quả.

Năm 2010, Hà Nội có huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM là huyện Đan Phượng. Toàn Thành phố có 166/386 xã (đạt 43%) xã đạt chuẩn NTM, đến hết năm 2021 đã có 100% số xã (382/382) đạt chuẩn NTM, hoàn thành Chương trình giai đoạn 2021-2025. Đến năm 2022, toàn Thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM, dự kiến trong năm 2023 sẽ đạt 100% huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. Hiện nay, Hà Nội đã có 111 xã NTM nâng cao (vượt 38 xã so với mục tiêu); 20 xã NTM kiểu mẫu. Hà Nội đang tập trung đầu tư xây dựng để đến năm 2025 có thêm 5 huyện trở thành quận.

15 năm qua, các phong trào, cuộc vận động lớn đã thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mà Mặt trận các cấp đạt được. Mặt trận các cấp trên địa bàn Hà Nội đã hỗ trợ xây mới 9.078 nhà Đại đoàn kết, sửa chữa 3.900 nhà Đại đoàn kết; trong đó, Thành phố trích Quỹ “Vì người nghèo” và phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công tác an sinh xã hội và chăm lo cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 23.900 khu dân cư tổ chức “Bữa cơm Đại đoàn kết”. Hà Nội còn là “đầu tàu” trong triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

(Còn nữa)

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

Ba Đình tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên

(PNTĐ) -  Ngày 26/12, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Ba Đình phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức Hội thi Rung chuông vàng cho học sinh 13 trường THCS trên địa bàn quận với chủ đề “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khoẻ sinh sản Vị thành niên/thanh niên”.
“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

“Khuyến sinh” để đảm bảo chất lượng dân số

(PNTĐ) - Trước tình trạng mức sinh giảm sâu tại một số vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp tại các vùng này. Một số địa phương cũng đã đề ra biện pháp khuyến khích phụ nữ sinh đủ 2 con để duy trì mức sinh thay thế.
Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

Cần luật hoá khám sức khoẻ tiền hôn nhân

(PNTĐ) - Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2024 là “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, trong đó, “khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp được đưa ra để ngành y tế và chính quyền các địa phương cùng chung tay thực hiện.
Phận người mang thai hộ

Phận người mang thai hộ

(PNTĐ) - Dù pháp luật quy định rất rõ về việc mang thai hộ nhưng nhiều phụ nữ vì hoàn cảnh khác nhau mà vẫn chấp nhận trở thành “món hàng” ngã giá để được thuê nuôi con người khác trong thân thể mình. Để rồi có những người đưa bản thân vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.