9 tháng, Hà Nội đón khoảng 13,87 triệu lượt khách du lịch

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, 9 tháng năm 2022, Hà Nội đã đón 13,87 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 766,4 nghìn lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 13,1 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39,69 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

9 tháng, Hà Nội đón khoảng 13,87 triệu lượt khách du lịch  - ảnh 1

Chỉ tính riêng trong tháng 9/2022, Hà Nội đón khoảng 1,48 triệu lượt khách, giảm 15,5% so với tháng 8/2022. Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ước đón 184,4 nghìn lượt khách, tăng 18% so với tháng 8/2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, giảm 7% so với tháng 8/2022.

Dự kiến, 9 tháng năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 13,87 triệu lượt khách, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 766,4 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa ước đạt 13,1 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39,69 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Về hoạt động lưu trú trong tháng 9, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 43,7%, tăng 14,3% so với tháng 8/2022 và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 9 tháng, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 34,1%; tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có 3.425 cơ sở lưu trú du lịch với 64.800 phòng; trong đó có 598 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 25.057 phòng, chiếm 17% tổng số cơ sở lưu trú du lịch.

Ngoài ra, trên địa bàn có 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến tham quan, mua sắm.

Trong 9 tháng năm 2022, Hà Nội đã có thêm 3 điểm du lịch được công nhận là: Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình), Điểm du lịch sinh thái Hoàng Long (huyện Thạch Thất). Hiện tổng các khu, điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn thành phố đến nay là 24 khu, điểm.

Thời gian tới, để kích cầu, thu hút du khách, Sở Du lịch Hà Nội khuyến khích các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, tập trung phát triển sản phẩm theo từng vùng và thế mạnh của địa phương.

Theo đó, các huyện Chương Mỹ, Ba Vì phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, bay khinh khí cầu, bay dù lượn gắn với đối tượng khách du lịch trẻ, năng động, thích trải nghiệm, khám phá.

Khuyến khích triển khai các hoạt động du lịch trải nghiệm, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, du lịch homestay tại khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn; sản phẩm du lịch mua sắm ở khu vực Đông Anh - Sóc Sơn; sản phẩm du lịch văn hóa đêm, ẩm thực tại khu vực phố cổ.

Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đêm; phối hợp với các đơn vị lữ hành, điểm đến và đặc biệt là các điểm di tích, di sản để xây dựng các sản phẩm du lịch đêm, du lịch trải nghiệm trên nền tảng khai thác các sản phẩm du lịch truyền thống.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản phẩm trải nghiệm dịch vụ khách sạn, vui chơi giải trí cao cấp với giá hấp dẫn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành hình thành các tuyến du lịch như: Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính; Hồ Gươm - Tràng An - Vịnh Hạ Long, Hà Nội - Lai Châu - Hà Giang, Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.