9 vấn đề trong bảo tồn và phát triển ngành nghề thêu, dệt

Chia sẻ

(PNTĐ) – Chiều 23/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát triển ngành nghề thêu, dệt) với sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội làng nghề dệt, thêu ở các tỉnh, thành phố.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Nam phát biểuThứ trưởng Nguyễn Thành Nam phát biểu

Theo số liệu nghiên cứu của Vietcraft từ năm 2010 thì cả nước có 177 làng nghề dệt và 341 làng nghề thêu. Các làng nghề dệt phân bố nhiều nhất ở phía Bắc của Việt Nam, trong đó các tỉnh Đông Bắc có nhiều làng nghề dệt nhất với 41 làng nghề, tiếp theo là đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ với số làng nghề dệt tương ứng là 35, 24 và 23 làng nghề. Các làng nghề dệt ở các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là các làng nghề dệt của các dân tộc thiểu số, trong khi đó các làng dệt ở vùng đồng bằng sông Hồng là các làng nghề của người Kinh.

Khác với các làng nghề dệt, các làng nghề thêu phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng và tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình… Có 225 trong tổng số 341 làng nghề thêu nằm ở vùng Sông Hồng, chiếm 66% số làng nghề thêu cả nước. Phần còn lại là các làng nghề thêu chủ yếu ở Tây bắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành dệt và thêu tạo được việc làm và thu nhập cho 266.000 lao động, trong đó ngành thêu tuyển dụng 130.000 lao động và ngành dệt tuyển dụng 136.000 lao động

Kim ngạnh xuất khẩu hàng dệt thủ công hàng năm đạt trên 100 triệu USD, trong đó thị trường Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ… là các thị trường chính. Các sản phẩm cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chủ yếu là khăn ăn, lụa còn các thị trường khác chủ yếu là khăn tắm và các loại sản phẩm khác. Việt Nam hiện đứng trong top 5 thế giới về sản xuất tơ tằm, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu tay năm 2019 đạt 39 triệu USD, chủ yếu xuất khẩu cho thị trường các nước EU và Nhật Bản. Thị trường Mỹ và Hàn Quốc cũng có tỷ trọng xuất khẩu tương đối cao.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN đề nghị các đại biểu tập trung ý kiến vào 9 vấn đề: Xây dựng quy hoạch nguồn nguyên liệu, bông sợi tơ tằm, gai; Sự suy giảm và già hóa nhanh về lao động; Bản sắc văn hóa đang bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực; Nhu cầu đáp ứng các hợp chuẩn quốc tế ngày càng tăng; Thiết kế phát triển sản phẩm; Liên kết ngành; Xúc tiến thương mại; Môi trường làng nghề và đề xuất về cơ chế chính sách.

Ông Phạm Khắc Hà, CHủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc phát biểuÔng Phạm Khắc Hà, CHủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc phát biểu

          Theo ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, nghề dệt lụa chủ yếu sử dụng nguyên liệu tơ tằm được sản xuất trong nước. Về lao động, nhiều năm nay lao động giảm sút mạnh song khoảng 6 năm gần đây, một số  thanh niên đi làm khắp nơi lại quay về làm việc tại địa phương, mở thêm cửa hàng kinh doanh, phát triển nghề… Hơn nữa, sản phẩm làng nghề đang phải cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài, ví dụ cụ thể có những sản phẩm nước ngoài bán theo cân giá rất rẻ mà lụa được làm 100% từ tơ tự nhiên giá cao. Trong khi đó, sự hiểu biết của người tiêu dùng chưa đúng về giá trị của sản phẩm lụa. Ông Hà đề nghị có cơ chế tạo điều kiện có vùng nguyên liệu ổn định; và sớm được đầu tư phát triển điểm du lịch làng nghề.

Ông Nguyễn Tiến Quảng, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá nêu ra 3 kiến nghị, làng nghề lụa Nha Xá đã có 700 năm tuổi mà chưa nhận được dự án cho bảo tồn làng nghề; các thợ giỏi chưa được công nhận nghệ nhân và các hộ sản xuất khó khăn thiệt hại rất lớn do dịch Covid-19 mà chưa được hỗ trợ…

Ghi nhận các ý kiến tâm huyết về các vấn đề bảo tồn và phát triển ngành nghề thêu dệt, Thứ trưởng Nguyễn Thành Nam rất ủng hộ các đề xuất nêu ra như: Xây dựng vùng nguyên liệu bông hữu cơ, thành lập trung tâm thiết kế mẫu, thành lập Hiệp hội làng nghề dệt thêu (hoặc kim chỉ) Việt Nam. Thứ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát triển nghề dệt là để phát triển chứ không phải để làm bảo tàng. Xu thế của ngành dệt thêu phát triển rất tốt nếu chúng ta tập trung vào. Đây vừa là vấn đề văn hóa truyền thống và thị hiếu của thế giới. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên kết với nhau để tăng sức mạnh phát triển ngành nghề với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và tăng liên kết các doanh nghiệp dệt, thêu, các làng nghề với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà thiết kế, nhà mua hàng trong và ngoài nước. 

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình

Tổ chức 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Trong Quý I/2024, Trung tâm y tế huyện Mê Linh phối hợp với Ban chỉ đạo dân số và phát triển tại 18 xã, thị trấn huyện Mê Linh, thực hiện 18 lớp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép truyền thông về các hoạt động xã hội hóa công tác dân số.
Liên tiếp tình trạng mạo danh người của bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân

Liên tiếp tình trạng mạo danh người của bảo hiểm xã hội nhằm lừa đảo người dân

(PNTĐ) - Một người tự xưng là cán bộ của Kho bạc Nhà nước quận Cầu giấy. Người này thông báo với bà T. rằng, bà là một trong số ít những người may mắn nhận được phần quà trị giá 20 triệu đồng tiền mặt do đã tham gia BHYT lâu năm. Tuy nhiên, muốn nhận được phần quà trên, bà T. phải trả một khoản chi phí trị giá 1,1 triệu đồng và sẽ được tặng thêm 2 hộp sữa trị giá 900.000 đồng.
Tại sao ngày 29/4 là cao điểm nắng nóng ở miền Bắc, thời tiết Hà Nội ra sao?

Tại sao ngày 29/4 là cao điểm nắng nóng ở miền Bắc, thời tiết Hà Nội ra sao?

(PNTĐ) - Ngày 29/4 được dự báo là ngày nóng cao điểm ở miền Bắc nước ta trong đợt nắng nóng đúng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 này. Dự báo thời tiết ngày 28/4, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng cao điểm nhất đợt; trong đó miền Trung nhiều nơi vượt 42 độ. Thủ đô Hà Nội cũng có mức nhiệt cao nhất quanh ngưỡng 39 độ.