Bà Hà Thu Thanh Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam: Tư duy số giúp tạo bước tiến thần tốc trong kỷ nguyên số

Chia sẻ

Bối cảnh kỷ nguyên số đang đặt ra không ít thời cơ lẫn thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp do nữ làm chủ. Đây cũng là lúc các nữ doanh nhân chứng tỏ bản lĩnh, tầm nhìn để có thể tiếp tục khẳng định vị thế trên thương trường và tham gia đóng góp cho cộng đồng.

Bà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt NamBà Hà Thu Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam

Phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô đã  có cuộc trò chuyện với bà Hà Thu Thanh Phó Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE), Chủ tịch công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam, xoay quanh chủ đề “Doanh nghiệp và nữ doanh nhân trong kỷ nguyên số”

P.V: Xin cảm ơn bà vì cuộc trò chuyện này. Từ góc nhìn của Phó Chủ tịch VAWE, theo bà, doanh nghiệp do nữ làm chủ và nữ doanh nhân đang gặp những thời cơ và thách thức cụ thể nào trong kỷ nguyên số?

Bà Hà Thu Thanh: Có thể hình dung chuyển đổi số như một “bước nhảy vọt” từ “Điện khí hóa” sang “Thông minh hóa”, bỏ qua cả “Tự động hóa”.

Kỷ nguyên số tạo ra không ít thách thức, khi mọi hành vi và nhu cầu của khách hàng đều không ngừng thay đổi, cách thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ cũng chuyển đổi theo hướng thông minh hơn. Sự ra đời của các mô hình kinh doanh mới tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn cho các doanh nghiệp. Đối thủ của các doanh nghiệp cũng trở nên thông minh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các thách thức về thiên tai dịch bệnh cần con người ứng phó một cách thông minh hơn.

Tuy vậy, chuyển đổi số cũng cho các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ/nữ lãnh đạo, lợi thế bằng cách xóa bỏ những khoảng cách về tuổi đời và những giá trị lịch sử, đem lại cơ hội gần như ngang nhau để tiếp cận nhanh hơn với những công cụ mới so với những công ty lâu đời hoặc có quy mô lớn.

Bởi vậy, thời đại số là cơ hội và cũng là thách thức. Công nghệ số xóa nhòa đi các khoảng cách về giới tính của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thứ còn lại duy nhất trong cuộc đua này chính là tư duy lãnh đạo số.

Nếu các doanh nghiệp do nữ làm chủ/lãnh đạo linh hoạt, nhạy bén chuyển đổi về tư duy số, với chiến lược phát triển rõ ràng, đầu tư đúng hướng vào con người và công nghệ, họ sẽ tạo ra những bước tiến thần tốc. Thậm chí họ sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ của các doanh nghiệp theo mô hình truyền thống. Đã qua rồi thời kỳ “cá to nuốt cá bé”, kỷ nguyên số đối với doanh nghiệp và doanh nhân chính là thời đại “cá nhanh nuốt cá chậm”.

P.V: Vậy bà đánh gia như thế nào về  sự thích ứng, nắm bắt thời cơ của các doanh nghiệp do nữ làm chủ trong bối cảnh mới này?

Bà Hà Thu Thanh: Theo một báo cáo trên quy mô toàn cầu, hai năm qua, dưới tác động của dịch Covid-19, các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo có nguy cơ đóng cửa cao hơn 7% so với các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp do nữ làm chủ đạt tỷ lệ 25% (cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 19/54 trong bảng xếp hạng Chỉ số nữ doanh nhân). Các doanh nghiệp cho nữ làm chủ phần lớn là quy mô nhỏ và vừa, với tuổi đời doanh nghiệp bình quân chỉ khoảng 10 năm. Với khả năng và sức chống chịu của các doanh nghiệp còn chưa không đủ mạnh và rõ ràng, họ đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo một báo cáo khác về mức độ kiên cường của tổ chức trong đại dịch của Deloitte Việt Nam, 68% doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa hoạt động vận hành vượt qua đại dịch một cách hiệu quả. Trong khi đó, với các doanh nghiệp chưa chuẩn bị trước về mặt công nghệ, chỉ 28% chống đỡ được trước cơn sóng dữ mang tên Covid-19.

Rõ ràng, sự phục hồi và phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số được xây dựng dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là văn hóa đổi mới sáng tạo.

Văn hóa đổi mới sáng tạo, cùng với việc nâng cao nhận thức và năng lực số, sẽ góp phần tạo nên Yếu tố con người – “Nhân sự thời đại số”, sẵn sàng hợp tác cùng máy móc để tạo nên hiệu quả tối ưu.

Đối với các hội viên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) nói riêng và các chị nữ doanh nhân nói chung, các chị đã rất linh hoạt và nhanh nhạy để thích ứng với biến động của thị trường. Các chị luôn nghĩ đến các giải pháp để phục hồi và liên tục phát triển, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để “nối liền” những đứt gãy về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong thời gian ngắn nhất.

Chẳng hạn, ngay từ trước khi COVID-19 xảy ra, Deloitte đã có chính sách làm việc linh hoạt, tối ưu hóa các công cụ số để làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo hiệu suất của nhân viên. Nhờ đó, khi dịch bệnh kéo theo tình trạng giãn cách xã hội kéo dài, thì Deloitte vẫn duy trì được 100% đội ngũ làm việc từ xa với hiệu suất công việc luôn ở mức độ tốt.

Hay theo bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch PNJ, Phó chủ tịch VAWE, nhờ chuyển đổi số, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới giúp linh hoạt trong kinh doanh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ online, nâng cao trải nghiệm khách hàng, PNJ đã duy trì được kết quả kinh doanh ổn định, tăng trưởng tốt mặc dù hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ “không thiết yếu”.

các hội viên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) nói riêng và các chị nữ doanh nhân nói chung, Theo bà Hà Thu Thanh, thời gian ua, các nữ doanh nhân đã rất linh hoạt và nhanh nhạy để thích ứng với biến động của thị trường Theo bà Hà Thu Thanh, thời gian qua, các nữ doanh nhân đã rất linh hoạt và nhanh nhạy để thích ứng với biến động của thị trường

P.V: Nhìn lại hoạt động của cộng đồng nữ doanh nhân suốt 2 năm Covid-19 vừa qua, điều gì khiến bà tâm đắc ở các “đồng đội” của mình?

Bà Hà Thu Thanh: Tính đến hết năm 2021, VAWE đã phát triển với 31 tổ chức Hội tại 30 tỉnh thành trong toàn quốc, với những nữ doanh nhân tiêu biểu hàng đầu trong nền kinh tế đất nước, đại diện cho tất cả các lĩnh vực, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, ngân hàng tài chính, bất động sản… Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, các chị cùng với các hội Nữ doanh nhân tỉnh thành vẫn chủ động, tích cực ứng phó thông minh và hiệu quả.

Điều tôi tâm đắc nhất chính là cái tâm và sự cống hiến của các chị cho cộng đồng. Các chị đã nỗ lực bằng mọi giá để thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Có nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ gặp khó khăn, thậm chí không thể duy trì sản xuất nếu xét về mặt nguồn lực tài chính, nhưng vẫn còn khả năng để tái sản xuất kinh doanh nhờ vào sự cam kết chia sẻ và gắn bó của người lao động. Các chị duy trì đội ngũ nhân viên/công nhân của công ty, đảm bảo cho họ tiền lương tối thiểu, điều kiện sống và làm việc an toàn, để ngay khi được phục hồi sản xuất kinh doanh thì những đứt gãy của doanh nghiệp các chị dường như ít hơn và được kết nối lại mạnh mẽ hơn.

Các chị còn tiên phong trong các hoạt động đóng góp vào Quỹ vắc-xin quốc gia, mua máy thở, thiết bị vật tư y tế, ủng hộ tuyến đầu chống dịch, các Siêu thị 0 đồng, giúp đỡ người lao động, cộng đồng khó khăn... với tổng giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Có rất nhiều các chị đã dùng đến cả tiền cá nhân và nguồn tiền tích lũy của doanh nghiệp qua năm tháng để đồng hành cùng chính phủ, ủng hộ công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19.

Văn hóa doanh nghiệp với đầy ắp sự quan tâm chính là những giá trị riêng có của các nữ doanh nhân, là trụ đỡ để doanh nghiệp của các chị vững vàng hơn trong các bối cảnh.

P.V: Xin chúc bà và các nữ doanh nhân đón một năm mới hạnh phúc và có nhiều thành công.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.