Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bằng đôi bàn tay khéo léo, y sĩ y học cổ truyền Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân mà không cần dùng thuốc. Đề tài “Nắn chỉnh khuôn mặt tự nhiên không xâm lấn” của chị Mao đã được chia sẻ rộng rãi tại Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền vừa diễn ra sáng nay 3/11 tại Hà Nội.

Hội thảo do Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Viện Nghiênn cứu các bài thuốc Dân tộc Việt Nam, Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam…

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa - ảnh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền

Từ thành phố ngàn hoa bay ra Hà Nội, y sĩ Trần Thị Mao - Trưởng Ban Chăm sóc sức khỏe cộng đồng khu vực Đông Nam Bộ, Viện Phát triển văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã mang đến Hội thảo bài tham luận “Nắn chỉnh khuôn mặt tự nhiên không xâm lấn”.

Theo chị Mao, khuôn mặt người là một cấu trúc hoàn toàn có thể tác động và điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc, cấu trúc khuôn mặt có thể bị thay đổi do quá trình sinh hoạt, ăn uống, nhai, tư thế nằm..., và các chấn thương sinh hoạt hàng ngày.

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa - ảnh 2
PGS.TS.TTND Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức phát biểu chỉ đạo.

Bên cạnh đó, dựa vào cấu trúc của xương đầu mặt, người Nhật Bản đã nghiên cứu và phương pháp này đã tồn tại hàng trăm năm qua. Họ sử dụng các phương pháp hoàn toàn bằng tay để điều chỉnh cấu trúc xương mũi, điều chỉnh nhẹ nhàng bằng kỹ thuật vật lý trị liệu đặc biệt, kèm theo bài tập đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, không gay đau đớn, không phẫu thuật nên không phải dùng kháng sinh.

Chia sẻ bên lề Hội thảo, y sĩ Trần Thị Mao cho biết, 10 năm trước, sau khi tốt nghiệp ngành Y sỹ y học cổ truyền của trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn, chị tiếp tục tham khảo những phương pháp trị liệu mới, học thêm chứng chỉ đào tạo kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu của trường Cao đẳng Công nghệ Y - Dược Việt Nam, đồng thời tham gia rất nhiều khóa đào tạo, nâng cao tay nghề của Hội Nam Y Việt Nam…

Bằng vốn kinh nghiệm học hỏi được từ những người thầy đi trước, những kiến thức tự mày mò, dày công nghiên cứu, đến nay, lương y Trần Thị Mao đã tự tin ứng dụng đông y vào trị liệu.

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa - ảnh 3

Y sĩ Mao chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo khoa học sáng ngày 3/11

Tham luận của y sĩ Mao là một trong rất nhiều tham luận khác được chia sẻ tại Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền như: Thầy thuốc nhân dân, Viện sỹ, GS.TS BS CKII Nguyễn Hồng Siêm, nguyên Chủ tịch Hội đông y Hà Nội đóng góp tham luận về bài thuốc “Tiêu giao đan chi lục vị trị hội chứng tiền mãn hậu mãn kinh”; Lương y Lê Hoàng Thăng với tham luận “Dạ dày đại tràng và tiêu hoá khác”; Thầy thuốc tiêu biểu, lương y Đặng Thị Kim Hải (Ni sư thích nữ Từ Tâm) với tham luận về bài thuốc chữa xương khớp; Lương y Đào Quang Lam đóng góp tham luận về 5 bài thuốc: Bài thuốc Phúc thống hoàn, Yêu thống hoàn, Hạt tất hoàn, Tỷ viên hoàn, Hoàng đảm hoàn; Lương y Hoàng Văn Toàn với tham luận “Bài thuốc thảo dược đắp trị xương khớp Hoàng Minh Đường”…

Theo thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, y học cổ truyền là “di sản” quý báu, thể hiện những bài học, kinh nghiệm của ông cha ta trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, việc nghiên cứu và đánh giá tác dụng của các phương pháp, bài thuốc y học cổ truyền được đặt ra và ngày càng cần thiết để khẳng định và phát huy giá trị đó.  

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa - ảnh 4

Y sĩ Mao nhận Bằng sáng chế phương pháp nắn chỉnh bằng tay không xâm lấn.

Để ghi nhận và đánh giá cao đội ngũ thầy thuốc lương y tiêu biểu, có nhiều thành tích trong công tác kế thừa, bảo tồn, phát huy bài thuốc quý gia truyền và Phương pháp chữa bệnh độc đáo bằng YHCT, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền YHCT Việt Nam và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ban Tổ chức tuyên dương và trao Bằng khen, Kỷ niệm chương và Chứng nhận bài thuốc quý và chứng nhận sáng chế các bài thuốc của các thầy thuốc lương y tiêu biểu.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Nỗ lực cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Tổ chức Save the Children International – Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Vụ SKBMTE), Bộ Y tế và Sở Y tế hai tỉnh Sơn La, Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số”.