Bánh trung thu cổ truyền - Sản phẩm OCOP Hà Nội lưu giữ tinh hoa Việt

Chia sẻ

Vài năm trở lại đây, cứ dịp Tết Trung thu là phố Thuỵ Khuê (Hà Nội) lại nhộn nhịp hẳn lên, do người dân xếp hàng mua bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. Mặc dù phải chờ lâu, có lúc cửa hàng treo biển 'hết bánh' do làm không kịp, nhưng người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ mua đợt bánh mới'.

Theo đó, bánh nướng, bánh dẻo cổ xưa ở phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ được bán quanh năm, và chỉ có khoảng 7 -8 cửa hàng. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết Trung thu, thường bắt đầu từ Rằm tháng 7 đến hết tháng 8 âm lịch.

Cách đây khoảng 70 năm, phố Thụy Khuê khá vắng lặng, thưa thớt. Chàng thanh niên trẻ tuổi Phạm Vi Bảo đã lặng lẽ mua căn nhà mặt phố để mở cửa hàng bánh nhỏ của riêng mình. Trải qua 3 đời, bánh trung thu Bảo Phương luôn ghi dấu ấn sâu đậm với “hương vị cổ xưa” của Hà Thành. Nhân bánh thơm béo của trứng muối, đậu xanh, lạp sườn… hòa quyện với lớp vỏ giòn ngậy khiến ai ăn một lần đều nhớ mãi không quên. Anh Phạm Hải Đăng, chủ Cơ sở Bánh trung thu Bảo Phương, đại diện cơ sở bánh Trung thu Bảo Phương cho biết: Bánh trung thu Bảo Phương vẫn luôn giữ các loại nhân truyền thống như đậu xanh, thập cẩm, sen… thay vì những loại nhân khác lạ như socola, trà xanh, bào ngư như những tiệm bánh mới mở. Điểm cộng của bánh Bảo Phương là không sử dụng hóa chất bảo quản, an toàn cho sức khoẻ. Trải qua nhiều thập kỷ, bánh trung thu Bảo Phương vẫn được nhiều người cho là tinh túy và giữ được "hương vị cổ xưa" của Hà Thành.

Bánh trung thu cổ truyền, mang đậm hương vị ViệtBánh trung thu cổ truyền, mang đậm hương vị Việt

Bí quyết đem lại sự hấp dẫn của Bảo Phương, theo Phạm Hải Đăng, chủ Cơ sở Bánh trung thu Bảo Phương cho hay, bánh hoàn toàn được làm theo phương pháp cổ truyền, không sử dụng chất bảo quản nên vẫn giữ nguyên được hương vị của các nguyên liệu. Nguyên liệu của bánh nướng, bánh dẻo đều chứa một lượng bột nếp nhất định để làm vỏ bánh. Chính vì vậy đối với bánh nướng và bánh dẻo cách pha chế bột cũng như nhào nặn đều trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Đối với công đoạn sản xuất bánh nướng, cụ thể là bánh nướng thập cẩm thì lượng vỏ bánh chiếm khoảng 20%, 80% còn lại là nhân bánh. Những công nhân lành nghề sẽ thực hiện công đoạn lăn bột để tạo hình giúp lượng bột này ôm trọn nhân bánh.

Công đoạn "mặc áo" cho toàn bộ nhân. Các công nhân phải khéo léo dùng lượng bột nếp vừa cán xong bọc lấy nhân bánh vo tròn. Với tiệm bánh Bảo Phương thì công đoạn này không thể sử dụng máy làm vì đòi hỏi thao tác khó và uyển chuyển mới có thể tạo hình được...

 Hà Nội đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội, tuy không thể tới bên cạnh người thân ngay lúc này nhưng điều đó không khiến cho những món quà tới tận tay những đấng sinh thành. Thấu hiểu được điều này cũng như ý nghĩa của tháng 7, nhiều cơ sở kinh doanh đã mang tới cho khách hàng những món quà ý nghĩa. Một trong những đơn vị có nhiều sản phẩm đạt  OCOP Hà Nội, bánh Trung thu Bảo Phương đậm chất cổ truyền, không chỉ mang tình cảm chân thành mà còn gửi gắm một món bánh tinh hoa của người Việt, đưa sản phẩm OCOP Hà Nội ngày càng phát triển.

Quy trình làm bánh Bảo Phương chặt chẽ, đảm bảoQuy trình làm bánh Bảo Phương chặt chẽ, đảm bảo

Để bánh Bảo Phương đến với người dân, mà khách hàng không phải ra đường, đến tận cửa hàng trong dịp giãn cách, Bảo Phương đã có giải pháp đặt hàng online. Để việc đặt hàng được chính xác, nhanh chóng và tránh nhầm lẫn, khách hàng có thể đặt đơn trên trang web, facebook hoặc zalo. Ghi rõ số lượng, giá bánh và nướng hay dẻo trên 1 đơn hàng. Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, tên người nhận hàng. Chuyển khoản trước tiền đơn hàng + tiền ship (hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ship). Khi nhận hàng Quý khách kiểm tra hàng và phản ánh với ship (nếu có) để được giải quyết nhanh nhất. Hình thức này đã mang tiện ích cho cả khách hàng và cơ sở kinh doanh.

Từ khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của TP Hà Nội khởi động, nhiều chủ thể, địa phương đã đầu tư sản xuất, làm mới những sản phẩm truyền thống để phát triển thành sản phẩm OCOP cấp Thành phố. Các cơ sở kinh doanh đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp họ có cuộc sống ổn định. Tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP Hà Nội, cơ sở bánh trung thu Bảo Phương  có các sản phẩm: Bánh dẻo nhân đậu xanh; Bánh dẻo nhân thập cẩm; Oản đường; Bánh nướng nhân thập cẩm đạt 4 sao OCOP. Đó là những sản phẩm mộc mạc, dân dã không chỉ ngon mà còn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống, cạnh tranh được với các sản phẩm bánh kẹo hiện đại trên thị trường.

Nhiều sản phẩm của Bảo Phương đạt tiêu chuẩn OCOPO 4 saoNhiều sản phẩm của Bảo Phương đạt tiêu chuẩn OCOPO 4 sao

Trao đổi về vấn đề giữ gìn nét văn hóa trong sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới, cho biết: Sản phẩm OCOP mang tính cộng đồng, địa phương nên hầu hết các sản phẩm đều bắt nguồn, chứa đựng những nét truyền thống của cộng đồng dân cư. Trong câu chuyện sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP, các chủ thể đã thể hiện được truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa của sản phẩm trong suốt chiều dài thời gian. Theo đó, những tác động của sản phẩm đến cộng đồng, không chỉ dừng lại ở tạo việc làm, nâng cao thu nhập... mà còn là sự chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường.

Còn anh Phạm Hải Đăng, chủ Cơ sở Bánh trung thu Bảo Phương cho rằng, khi tham ra chương  trình OCOP, các sản phẩm của anh đều được đánh giá 4 sao. Chúng tôi luôn cố gắng phát triển về chất và lượng phấn đấu cho các sản phẩm của Bảo Phương đạt 5 sao OCOP, phát triển ra toàn quốc.

 Đạt tiêu chuẩn OCOP là bước tiến quan trọng để sản phẩm nông nghiệp chứng minh và khẳng định chất lượng, thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Chính vì vậy, xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đang là đích đến của nhiều sản phẩm hiện nay. Để đạt được chuẩn OCOP, đòi hỏi các địa phương phải rà soát lại các tiêu chí và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Chương trình phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Thành phố Hà Nội.

HÀ LINH

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.