Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 13/11, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp cùng tổ chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện chương trình Tọa đàm và trưng bày mang tên “Báo chí qua lăng kính giới".

Chương trình có sự góp mặt của chủ tọa là PGS, TS nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng – Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, và các diễn giả: Nhà báo Trần Thị Kim Hoa – Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam, nhà báo Nguyễn Thu Hà – Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất nội dung số VTV Digital, Đài Truyền hình Việt Nam, nhà báo Vĩnh Quyên – Nguyên Phó Tổng Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội, nhà báo Lê Quỳnh Trang – Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, nhà báo Trần Trọng An – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Gia đình mới, chuyên gia Lê Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng đồng, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị bảo tàng bạn, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 1
Toàn cảnh buổi toạ đàm

PGS.TS, Nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Báo chí nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho công chúng về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội. Các nhà báo, dù ở vai trò nào cũng đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phản ánh các vấn đề bất bình đẳng giới đang xảy ra, các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Nhiều nhà báo không tham gia trực tiếp và chuyên sâu ở chủ đề bình đẳng giới nhưng cũng đóng góp nhiều nỗ lực của mình trong việc phản ánh kịp thời thực trạng xã hội và những vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

Bên cạnh những đóng góp lớn lao của báo chí, các biểu hiện của định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông vẫn còn xảy ra. Kết quả khảo sát ban đầu của Dự án thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” cho thấy có 03 khuôn mẫu giới/định kiến giới phổ biến trong cộng đồng: gắn phụ nữ với vai trò nội trợ - chăm sóc; đánh giá thấp vai trò kinh tế của phụ nữ; và đánh giá thấp về vai trò lãnh đạo, tham gia và ra quyết định của phụ nữ.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 2
Nhà báo Vĩnh Quyên chia sẻ

Nghiên cứu cũng chỉ ra báo chí và sản phẩm truyền thông đã góp phần củng cố các định kiến giới đó. Một phần nguyên nhân của thực trạng trên do chưa có quy trình hướng dẫn về đảm bảo trách nhiệm giới trong sản phẩm truyền thông

Đánh giá về bức tranh báo chí liên quan đến công tác truyền thông bình đẳng giới, nhà báo Vĩnh Quyên, nguyên Phó Tổng Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội nhận định, định kiến giới vẫn “lẩn khuất” trong các tác phẩm truyền thông, gây tác động về nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 3
Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam chia sẻ tại toạ đàm

Bà Nguyễn Thục Hạnh, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam cũng nhấn mạnh: Để thay đổi nhận thức và hành vi, thúc đẩy bình đẳng giới, các sản phẩm báo chí cần hướng tới thay đổi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu về giới, giúp hiểu đúng và tôn trọng đa dạng về giới. Cần có nhiều sản phẩm báo chí chuyên về nam giới hoặc giới khác, huy động sự chung tay cùng vào cuộc của các giới để phát huy bình đẳng giới.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 4
Nhà báo Trần Trọng An, Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Gia đình mới cho biết, câu chuyện về định kiến giới đòi hỏi phải có quá trình lâu dài, bền bỉ

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế, nhà báo Trần Trọng An, Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Gia đình mới cho biết: Thực tế cho thấy, câu chuyện về định kiến giới đòi hỏi phải có quá trình lâu dài, bền bỉ để chuyển đổi nhận thức, thông qua phổ biến kiến thức, kỹ năng sống, phát huy vai trò của truyền thông trong thúc đẩy bình đẳng giới.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 5
Nhà báo Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thủ đô cho biết, hành lang pháp lý về truyền thông giới tại Việt Nam cơ bản đầy đủ

Khẳng định hành lang pháp lý về truyền thông giới tại Việt Nam hiện nay khá đầy đủ, nhà báo Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô nhấn mạnh, vẫn còn nhiều khó khăn trong truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới do ảnh hưởng văn hóa phong kiến truyền thống vẫn còn ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của mỗi người, như tư tưởng trọng nam khinh nữ; hay tình trạng phụ nữ bị bạo hành vẫn tồn tại, nhưng nạn nhân rất ít lên tiếng và nhiều gia đình nạn nhân không muốn đưa câu chuyện của mình lên báo chí…

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 6
Các đại biểu chụp ảnh tại toạ đàm

Nêu một số biểu hiện của định kiến giới trong sản phẩm báo chí hiện nay, chuyên gia Lê Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng gợi ý các nội dung nhằm bảo đảm nhạy cảm giới trong truyền thông, gồm: Không sử dụng hình ảnh làm nặng thêm định kiến giới, khuôn mẫu giới vốn có; sử dụng hài hòa hình ảnh minh họa, ý kiến của nam, nữ trong sản phẩm báo chí; bảo đảm sự hiện diện bình đẳng về hình ảnh, ý kiến của nam, nữ trong sản phẩm báo chí… Cùng với đó là sử dụng câu chuyện, hình ảnh truyền cảm hứng cho công chúng về bình đẳng giới theo nguyên tắc chia sẻ và hợp tác giữa các giới để cùng phát triển…

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 7
Các đại biểu tham quan triển lãm "Báo chí qua lăng kính giới"

Theo PGS.TS, nhà báo Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, để thay đổi nhận thức của công chúng và các cấp, cần đề cao việc khai thác các chủ đề, câu chuyện liên quan đến bất bình đẳng giới, chú trọng thay đổi góc nhìn bình đẳng giới, theo đó, cả nam, nữ và giới khác đều được phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Báo chí truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 8
Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ, thông qua những tác phẩm báo chí viết về giới, trưng bày góp một điểm nhấn sinh động và ý nghĩa phục vụ các mục tiêu đề ra.

Nhân dịp này, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trưng bày chuyên đề có tính lịch sử về các sản phẩm báo chí đề cập đến vấn đề giới tại Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua. Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ, thông qua những tác phẩm báo chí viết về giới, trưng bày góp một điểm nhấn sinh động và ý nghĩa phục vụ các mục tiêu đề ra của chương trình, khẳng định vai trò của báo chí trong truyền thông chống phân biệt đối xử về giới, khuôn mẫu giới, bình đẳng giới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình

(PNTĐ) - Việc tổ chức Phiên GDVL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, là một trong số những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động Thành phố; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động về thông tin thị trường lao động, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn quận và khu vực lân cận.
Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

Người cao tuổi quận Tây Hồ: Sáng mãi tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng“

(PNTĐ) - Tây Hồ - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa còn tự hào với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa của lớp lớp người cao tuổi. Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã và đang khẳng định vai trò là tổ chức xã hội uy tín, nơi các bậc cao niên tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, Thủ đô.
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.