Bộ Y tế: Từ 1/4, Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

VÕ THU
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bộ Y tế vừa bổ sung Covid-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực từ 1/4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa ký ban hành Thông tư 02/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Thông tư 02 đã bổ sung Covid-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, bệnh Covid-19 nghề nghiệplà bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Bộ Y tế: Từ 1/4, Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội - ảnh 1
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân TP.HCM, tháng 6/2021. Ảnh: Tùng Tin

Người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 bao gồm 3 nhóm:

Một là nhóm người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

Hai là nhóm người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa virus SARS-CoV-2.

Ba là nhóm người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2. Các trường hợp thuộc nhóm này gồm:

- Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh Covid-19 tại nhà

- Người vận chuyển, phục vụ bệnh nhân

- Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh

- Người giám sát, điều tra, xác minh dịch Covid-19

- Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng

- Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an

- Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch Covid-19.

Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp) là một lần. Trong khi thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh) là 28 ngày.

Ngoài ra, thời gian khám xác định di chứng được quy định sau tối thiểu 6 tháng kể từ khi mắc Covid-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

Cũng theo quy định của Bộ Y tế, người làm nghề, công việc trên đây được chẩn đoán xác định mắc Covid-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực (1/4) được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/4 gồm 35 bệnh, trong đó có những bệnh như viêm phế quản mạn tính, hen, nhiễm độc chì, nhiễm độc nghề nghiệp do benzen hay nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp...

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam có hơn 11.526.600 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm. Việt Nam cũng ghi nhận 43.186 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,4% tổng số ca nhiễm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.