Cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do dịch COVID-19

Chia sẻ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến hết ngày 8/10, cả nước có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó, có 1.970 trẻ mất cha hoặc mẹ.

Đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi hỏi thăm, tặng quà 2 cháu có mẹ mất do COVID-19Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi hỏi thăm, tặng quà 2 cháu có mẹ mất do COVID-19

Triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bổ sung với tổng kinh phí trên 105,1 tỷ đồng tới 4.765 người lao động mang thai và 100.415 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động.

Đồng thời, 533.920 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 295 tỷ đồng và 14.330 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/trẻ em.

Ngoài ra, nhiều địa phương đã quyết định sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị hoặc cách ly tập trung với nhóm đối tượng F0, F1.

Trước đó, liên quan tới công tác chăm sóc trẻ mồ côi do COVID-19, đại diện Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho biết, dịch COVID-19 đã khiến toàn dân khó khăn và trẻ em còn là đối tượng chịu tác động tiêu cực từ nhiều góc độ. Trẻ mồ côi không chỉ gặp những khó khăn trước mắt mà còn cả về lâu dài vì thiếu hụt sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.

Về góc độ tiếp cận quyền trẻ em, trẻ em được chăm sóc tốt nhất là ở môi trường gia đình bởi chính cha mẹ, người thân thích. Quyền rất đặc thù của trẻ em (khác với người trưởng thành) là được sống trong môi trường gia đình và các con chỉ phát triển tốt nhất, hài hòa nhất trong môi trường gia đình, bởi chính cha mẹ và người thân thích, ruột thịt của mình…

Trong trường hợp trẻ em mất đi môi trường gia đình (mất cả cha, mẹ) hoặc không thể sống với cha mẹ, thì cần cho các em một gia đình khác thay thế để các em được chăm sóc bởi người thân thích còn lại của các em, hoặc một gia đình nhận chăm sóc các em.

Giải pháp đưa các em đến với môi trường chăm sóc tập trung như cơ sở bảo trợ xã hội, trường nội trú... chỉ là giải pháp cuối cùng khi không thể tìm cho các em một môi trường gia đình.

Khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Ủy ban LHQ về quyền trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), các tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền trẻ em đều nhấn mạnh việc chăm sóc trẻ em tập trung chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể có biện pháp nào khác .

Trước đây, trong lịch sử  chăm sóc trẻ em tại các cơ sở tập trung rất được khuyến khích. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia cam kết sẽ giảm hình thức chăm sóc tập trung và chuyển trẻ em từ các cơ sở chăm sóc tập trung về môi trường gia đình.

Chính sách trợ giúp xã hội cũng hướng tới mục tiêu khuyến khích cho trẻ em được ở lại môi trường gia đình hoặc quay trở lại với gia đình, người thân để các em có tuổi thơ đầm ấm. Tất cả những việc hỗ trợ cho các em mồ côi của cá nhân, doanh nghiệp, xã hội phải làm sao cho các em có được  môi trường gia đình để trưởng thành, lớn lên không bị thiếu vắng tuổi thơ. Trẻ em tuổi càng nhỏ, càng cần gắn kết với gia đình hoặc được chăm sóc bằng môi trường gia định.

Theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mỗi trẻ mồ côi cả cha và mẹ dưới 4 tuổi sẽ được nhận trợ cấp hơn 900.000 đồng/tháng; những em hơn 4 tuổi trở lên được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã ký Quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho các trẻ em mồ côi cả cha, cả mẹ hoặc mồ côi bố hoặc mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số tiền này được lấy từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.

TP HCM và các địa phương khác đang lập danh sách các em mồ côi do COVID-19 cần được hỗ trợ. Bên cạnh đó, tất cả sự trợ giúp của xã hội đều rất đáng được hoan nghênh nhưng cần có vai trò điều phối, sắp xếp của chính quyền cơ sở để mọi hỗ trợ không trùng lặp, không rơi vào tình trạng nước chảy chỗ trũng, em nhiều em ít.

Đặc biệt là nhanh chóng phải giúp các em tiếp xúc được với các chuyên gia, người am hiểu về tâm lý để hỗ trợ các em sớm ổn định tâm lý, giảm tối đa các sang chấn trước cú sốc lớn đầu đời. 

M. C

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.