Các tỉnh miền Trung thu hút gần 61 tỷ USD vốn FDI

Chia sẻ

Tính đến ngày 20/8/2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 2.151 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 60,77 tỷ USD. Dẫn đầu là tỉnh Thanh Hóa với 164 dự án, tiếp đến là Hà Tĩnh có 79 dự án.

Theo Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (FDI) vừa công bố, lũy kế đến ngày 20/8/2021, trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 2.151 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 60,77 tỷ USD.

Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, khu vực miền Trung thu hút được 58 dự án FDI mới, 35 lượt dự án điều chỉnh, 175 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,04 tỷ USD, chiếm 5,44% tổng vốn FDI đăng ký của toàn quốc trong giai đoạn này.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với 164 dự án, tổng vốn đăng ký lên tới 14,57 tỷ USD (chiếm 24% tổng vốn đăng ký của cả khu vực).

Các tỉnh miền Trung thu hút gần 61 tỷ USD vốn FDI - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Tiếp đến là tỉnh Hà Tĩnh có 79 dự án, với số vốn đầu tư 11,74 tỷ USD (chiếm 19,3% tổng vốn đăng ký) và tỉnh Quảng Nam ở vị trí thứ 3 với 223 dự án, vốn đăng ký 6,07 tỷ USD (chiếm 10% tổng vốn đăng ký).

Quy mô vốn bình quân 1 dự án FDI của miền Trung đạt 28,25 triệu USD, cao hơn quy mô vốn bình quân chung của cả nước (11,75 triệu USD). Tổng vốn FDI của khu vực miền Trung hiện nay chiếm khoảng 15,16% tổng vốn FDI của toàn quốc.

Tại miền Trung, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 839 dự án, tổng vốn đăng ký lên tới 31,74 tỷ USD (chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký). Kế đến là sản xuất, phân phối điện thu hút được 43 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 10,02 tỷ USD (chiếm 16,5% tổng vốn đăng ký). Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 109 dự án, tổng vốn đăng ký 9,91 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đăng ký). Còn lại là các ngành khác như dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật, vui chơi và giải trí,…

Đến nay, có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với 335 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 17,79 tỷ USD. Đài Loan (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn thứ hai với 141 dự án và 12,01 tỷ USD vốn đăng ký. Đứng thứ ba là Singapore với 105 dự án, vốn đăng ký 8,52 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. Kế đến là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc,... có số vốn đầu tư lớn vào khu vực miền Trung.

Ngoài ra, một số dự án FDI tiêu biểu tại các tỉnh miền Trung, bao gồm: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, 100% vốn Đài Loan (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 10,68 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tại tỉnh Thanh Hóa, tổng vốn đầu tư đăng ký 9 tỷ USD, đây là dự án liên doanh giữa nhà đầu tư Nhật Bản với Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), tại tỉnh Quảng Nam (100% vốn của Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.