Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc là 2023:

Cần nhiều biện pháp thúc đẩy để giảm tình trạng hút thuốc lá

HÀ LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhân ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2023, trong khuôn khổ chuỗi tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá từ góc nhìn giới và quyền”, chiều ngày 31/5, Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng với Mạng phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới (GBVNet), Mạng nam giới tiên phong vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMenNet) và Nhóm làm việc về Quyền trẻ em (CWG) đã tổ chức Buổi tọa đàm “Thuốc lá có làm tăng nam tính?".

Việt Nam là một trong 15 nước có tỉ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc cao nhất thế giới với tỉ lệ 42,3% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc theo khảo sát quốc gia năm 2020. Nam giới hút thuốc không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở Việt Nam rất cao chủ yếu ở nữ giới, đặc biệt trong nhóm phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khó tiếp cận giáo dục. Phụ nữ hút thuốc thụ động còn làm tăng nguy cơ hút thuốc gián tiếp tới các thành viên khác trong gia đình như người cao tuổi, trẻ em.

Cần nhiều biện pháp thúc đẩy để giảm tình trạng hút thuốc lá - ảnh 1
Các chuyên gia chia sẻ, thảo luận trong buổi tọa đàm.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm làm giảm tình trạng hút thuốc lá và giảm nguy cơ ảnh hưởng từ khói thuốc đến các đối tượng hút thuốc lá bị động.

Tham gia thảo luận trong chương trình có ThS. Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Viện MSD; Ths. Đào Thế Sơn - Giảng viên trường Đại học Thương mại; BS. Phạm Vũ Thiên - Chuyên gia về truyền thông, giáo dục Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số; Ca sĩ Duy Khoa - Giám đốc điều hành Công Ty AN Media; TS. Nguyễn Công Định - Ban điều hành VNMenNet; TS.BS. Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến và dân số, Trưởng Ban điều hành GBVNet.

Cần nhiều biện pháp thúc đẩy để giảm tình trạng hút thuốc lá - ảnh 2
Ths. Đào Thế Sơn - Giảng viên trường Đại học Thương mại chia sẻ.

Ths. Đào Thế Sơn - Giảng viên trường Đại học Thương mại đã chia sẻ tình hình hút thuốc lá chủ động và thụ động ở Việt Nam với thuốc lá truyền thống và điện tử. Trong đó, ông Đào Thế Sơn đã cung cấp số liệu tình hình hút thuốc lá thụ động của thanh thiếu niên từ 13-25 tuổi (GYTS 2022). Cụ thể, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu của học sinh giảm từ 2.5% (năm 2014) xuống 1.9% (năm 2022). Trong đó, học sinh nam giảm tử 4.9% (năm 2014) xuống 3.1% (năm 2022); học sinh nữ tăng từ 0.2% lên 0.8% cũng trong năm 2014 đến năm 2022. Tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử là 3.5%; học sinh năm 4.3%, học sinh nữ 2.8%. 

Các chuyên gia trong buổi tòa đàm đã cùng chia sẻ thông tin thực trạng hút thuốc ở Việt Nam; thảo luận ảnh hưởng của các quan niệm nam tính truyền thống với nguy cơ hút thuốc; đưa ra các gợi ý thúc đẩy giá trị nam tính mới không hút thuốc và vai trò của nam giới trong phòng chống hút thuốc ở gia đình, công sở, nơi công cộng. Chia sẻ tại buổi tọa tàm, TS. BS. Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số đã đưa ra dẫn chứng trong nghiên cứu do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số thực hiện (Phòng chống thuốc lá từ góc nhìn giới và quyền (2020- 2021); Thuốc lá trong các sản phẩm âm nhạc và phim online Việt Nam năm 2022). Qua nghiên cứu, bà Tú Anh chỉ ra việc hút thuốc và sự nam tính đang được củng cố trên truyền thông; hút thuốc được coi là công cụ để khắc họa nhân vật, là một phần của chân dung nhân vật. 

Cần nhiều biện pháp thúc đẩy để giảm tình trạng hút thuốc lá - ảnh 3
TS. BS. Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số trình bày tại chương trình.

TS.BS. Hoàng Tú Anh đưa ra kết luận và khuyến nghị: Các khuôn mẫu và định kiến giới về nam tính đóng vai trò quan trọng trong thúc đấy và duy trì việc nam giới hút thuốc. Hút thuốc như một cách thể hiện nam tính, nữ tính mới, sự trưởng thành đang được khai thác trong âm nhạc, điện ảnh đại chúng và rất ít kiểm soát, nhất là sản phẩm online. Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số nhấn mạnh: "Vai trò gia đình của nam giới như làm cha, làm chồng có thể có tác động tích cực tới dừng hút thuốc và giảm hại.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc hút thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác phẩm âm nhạc, điện ảnh; các chương trình, tổ chức làm việc về bình đẳng giới, làm việc với nam giới, phụ nữ và trẻ em cũng cần lồng ghép hoạt động phòng chống thuốc lá và có các hoạt động truyền thông thúc đẩy nam tính tích cực không hút thuốc".

Buổi tọa đàm đã cung cấp những số liệu, kiến thức cụ thể, hữu ích thực trạng hút thuốc ở Việt Nam và đưa ra gợi ý phòng chống hút thuốc ở gia đình, công sở, nơi công cộng mà trong đó nam giới đóng vai trò rất quan trọng với mong muốn giảm thiểu và dần hướng đến một cuộc sống không có khói thuốc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.