Cảnh giác chiêu thức lừa đảo mới mang tên Tabnabbing

T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một hình thức lừa đảo trực tuyến mới, khá tinh vi và khó phát hiện được gọi là Tabnabbing - thay đổi nội dung của một tab (cửa sổ nhỏ) đang không hoạt động trong trình duyệt web của người dùng, mục đích là đánh cắp dữ liệu cá nhân quan trọng.

Tabnabbing là từ ghép giữa "tab" (thẻ trình duyệt) và "nabbing" (chộp lấy). Thủ đoạn của chiêu lừa đảo này là thay đổi nội dung của một tab không hoạt động thành một trang đăng nhập giả nhưng trông giống như trang thật, ví dụ trang đăng nhập hộp thư (gmail chẳng hạn), trang của ngân hàng hay trang mua sắm.

Khi người dùng quay lại tab này, thấy được yêu cầu đăng nhập thì chẳng nghi ngờ gì vì tin rằng đây vẫn là trang mà mình mở từ trước. Một khi người dùng điền thông tin vào (tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng,…) thì kẻ tấn công sẽ đánh cắp được.

Cảnh giác chiêu thức lừa đảo mới mang tên Tabnabbing - ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Int).

Cụ thể, sau một thời gian không hoạt động, tab trình duyệt có thể bị một đoạn mã độc âm thầm chiếm quyền kiểm soát và thay thế nội dung bằng một trang đăng nhập giả mạo. Tab này thậm chí còn có thể thay đổi tiêu đề hoặc biểu tượng nhằm đánh lừa người dùng, trong khi giao diện tổng thể vẫn giữ nguyên hình thức quen thuộc của trang web chính thống, khiến hành vi giả mạo trở nên khó nhận biết.

Cảnh giác chiêu thức lừa đảo mới mang tên Tabnabbing - ảnh 2
Ảnh minh hoạ (Int).

Tabnabbing đã có cách đây vài năm trước, nhưng hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều. Gần đây nó đang có dấu hiệu quay trở lại với mức độ tinh vi hơn. Tại Tây Ban Nha, cảnh sát đã phát động chiến dịch cảnh báo trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ từ hình thức lừa đảo này.

Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên hạn chế mở quá nhiều tab trình duyệt cùng lúc, bởi số lượng tab càng lớn, nguy cơ bị tấn công càng cao. Khi quay lại một trang web đã mở sẵn nhưng một lúc lâu không dùng, người dùng cũng nên xem lại địa chỉ trang web xem có chính xác không, đồng thời cần đảm bảo rằng nó không có một loạt ký tự lạ hoặc khác với địa chỉ trang web mà mình vẫn biết.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng phường Hoàn Kiếm giàu mạnh, bản sắc, văn minh, nhân dân hạnh phúc

Xây dựng phường Hoàn Kiếm giàu mạnh, bản sắc, văn minh, nhân dân hạnh phúc

(PNTĐ) - Với chủ đề Đại hội “Phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, đoàn kết, đổi mới, tiên phong, gương mẫu, khát vọng, sáng tạo, xây dựng phường Hoàn Kiếm giàu mạnh, bản sắc, văn minh, nhân dân hạnh phúc”, phường Hoàn Kiếm quyết tâm tổ chức thành công Đại hội về mọi phương diện, nhằm tạo ra động lực mới và những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực để phát triển phường nhanh và bền vững hơn nữa, xứng đáng với tình cảm đặc biệt và sự kỳ vọng của Thành phố, của các tầng lớp nhân dân trong phường.
Phường Hoàn Kiếm: Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc“

Phường Hoàn Kiếm: Khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc“

(PNTĐ) - Sáng 23/7, trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Hoàn Kiếm lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, tại trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Hoàn Kiếm - 126 phố Hàng Trống,  phường Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc triển lãm “Phát triển Hoàn Kiếm số - Văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc".
Công an phường Ô Chợ Dừa Kịp thời giải cứu nữ sinh khỏi bẫy lừa đảo “bắt cóc online“

Công an phường Ô Chợ Dừa Kịp thời giải cứu nữ sinh khỏi bẫy lừa đảo “bắt cóc online“

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ việc sinh viên các trường đại học bị đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện lừa đảo. Đáng chú ý, các đối tượng còn sử dụng chiêu thức “bắt cóc online” nhằm thao túng tâm lý người thân, buộc họ chuyển tiền để “chuộc” con em mình.