Chương trình Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 7

Chia sẻ

Dự kiến từ ngày 23 đến 25/7 tại Hà Nội và Hà Nam, Chương trình “Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc năm 2020” với 350 đại biểu là các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Đây là một trong những nội dung chính trong Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947-27-7-2020) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu tại lễ gặp mặt năm 2019 (Ảnh: Đăng Khoa).Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu tại lễ gặp mặt năm 2019 (Ảnh: Đăng Khoa).

Theo đó, Lễ “Gặp mặt đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc năm 2020” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức.

Bên cạnh chương trình gặp mặt đầy ý nghĩa trên, Kế hoạch bao gồm nhiều hoạt động thiết thực khác.

Ở cấp Trung ương, có Lễ dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào 7 giờ 30 ngày 27-7-2020.

Trong dịp kỷ niệm năm nay cũng sẽ diễn ra Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công, dự kiến ngày 21-7, tại tỉnh Quảng Nam; lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc vào 20 giờ ngày 26-7; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách và các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.

Tại các địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ Kế hoạch hoạt động của Trung ương và điều kiện cụ thể của từng địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức các hoạt động kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

Mục tiêu của hoạt động kỷ niệm tập trung các hoạt động cơ bản như: Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tôn vinh gia đình người có công với cách mạng, nhất là tổ chức gặp mặt tri ân các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống tại địa phương; tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục truyền thống lịch sử, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Chỉ đạo tổ chức việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhất là các mục tiêu theo Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong đó tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng theo chỉ đạo của Trung ương; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ ưu đãi; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi người có công để trục lợi.

Xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm giúp gia đình có công với cách mạng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Tiếp tục thực hiện việc rà phá bom mìn; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; Hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ; địa phương không còn thành viên hộ người có công thuộc diên hộ nghèo.

Tập trung tu bổ, sửa chữa nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ (nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ); triển khai việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ đối với những mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin hoặc đang khắc chữ "Liệt sĩ vô danh", "Liệt sĩ không xác định danh tính" thành "Liệt sĩ chưa xác định được thông tin"...

Theo nhandan.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.
Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Nữ chiến sĩ Điện Biên năm xưa

(PNTĐ) - Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, phụ nữ đã đóng góp trên 2,3 triệu ngày công, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những thiếu nữ đó đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, không một thoáng lưỡng lự, không một phút ngần ngại, đắn đo để thực hiện nghĩa vụ cao cả: Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.