Chuyên gia nói gì về cháy nổ điện tại các khu chung cư mini ?
(PNTĐ) - Nhiều vụ cháy nổ khi sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại nhà hoặc khu để xe của các chung cư gần đây khiến những người sử dụng loại phương tiện này hoang mang, lo lắng về an toàn.
Sau vụ cháy chung cư mini làm 56 người tử vong ở Hà Nội, đã có những ý kiến cho rằng sạc pin xe điện là nguyên nhân cháy nổ. Ý kiến này cũng có cơ sở, bởi vì đã có nhiều vụ xảy ra cháy xe máy điện khi đang sạc.
Nhận định về vụ cháy tại chung cư mini Hà Nội, thầy Lê Xuân Thành – Giảng viên khoa Cơ Điện, trường Đại học Mỏ - Địa chất cho biết, theo những cái nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, đó là do cái sự chạm chập của cái xe đạp điện và xe máy điện . Tuy nhiên, qua các sự vụ liên quan đến cháy xe điện thì chúng ta không thể tự phát sinh một cái trào lưu là tẩy chay hay là loại- xe máy điện, xe đạp điện ra khỏi đời sống hàng ngày khi chắc chắn đó là một loại phương tiện tiến bộ và sẽ dần thay thế xe xăng.

Trong khi những phương tiện xe xăng cũng có thễ xảy ra cháy nổ, nhưng những cái hậu quả của xe đạp điện nó sẽ càng thấp hơn là xe xăng. Chúng ta phải tiếp cận vấn đề ở 2 khía cạnh khía cạnh thứ nhất là chủ của chung cư và khía cạnh thứ hai là những người mà sử dụng cái chung cư mini đó.
Đầu tiên, chủ chung cư rõ ràng rằng hiện giờ người dân đang chưa có một cái ý thức đầy đủ về cái việc là bố trí các phương tiện sắp xếp các phương tiện để sao cho khoa học. Đấy là lý do mà tại sao khi mà chạm chập cháy nổ một xe điện, nó sẽ lan sang các xe sang bên cạnh và sẽ gây nên cảm thấy rất là thảm khốc.

Về phía khía cạnh kỹ thuật thì có nhiều những cái lời khuyên dành cho các nhân sự, người quản lý vận hành và sở hữu chung cư mini. Cụ thể, một là nên bố trí các cái khu vực riêng để dành cho các xe đạp điện, xe máy điện.
Nếu có sử dụng thì phải tuân thủ một số những khuyến nghị như sau, khuyến nghị đầu tiên là nên để cho xe bình sạc nguội khoảng 20 phút sau khi vận hành thì mới sạc trở lại và điều này nó sẽ giảm nhiệt độ của cái bình sạc về cái mức độ an toàn. Tiếp đến là không nên sạc quá 8 tiếng và cuối cùng là không nên can thiệp vào kết cấu điện của xe máy điện, xe đạp điện. Đặc biệt là không sử dụng các cái bộ sạc, các cái bộ kích, bộ hỗ trợ sàn mà trôi nổi, không rõ nguồn gốc và không theo ý kiến cáo của nhà sản xuất.
Một vấn đề nữa cũng đáng khiến chúng ta phải lưu tâm đó là khi mà các chủ chung cư đã ngăn ngừa được vấn đề không sạc điện qua đêm thì sẽ lại phát sinh một tình huống mới mà cái này cũng cần phải ngăn ngừa và cũng cần phải cảnh báo.
Đó là một số dân cư có thể tự mình mang lên phòng để sạc thì cái nguy cơ cháy nổ nó cũng giống như là sạc ở dưới tầng hầm. Do đó, cái này chúng ta cũng cần phải lưu ý và đến đây thì nó lại sinh thêm 1 vấn đề nữa với cơ quan quản lý nhà nước.
Đó là hiện giờ chúng ta chưa có một quy chuẩn hay một quy phạm liên quan đến các cái thiết bị sử dụng bình sạc, cũng như là các cái thiết bị vận hành của xe máy điện và xe đạp điện. Mặc dù chúng ta biết rằng đây là một phương tiện, nó sẽ phổ biến trong tương lai. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước cũng phải là vấn đề là nghiên cứu để ban hành những quy chuẩn như vậy.
Cuối cùng, thầy Lê Xuân Thành – Giảng viên khoa Cơ Điện, trường Đại học Mỏ - Địa chất khuyến cáo với người dân, tuyệt đối không nên sử dụng các thiết bị điện có nguy cơ, dấu hiệu đã bị quá nhiệt độ như ổ cắm, phích cắm bị biến dạng, dây cắm có nhiệt độ tăng nóng bất thường,….để tránh xảy ra những vụ cháy nổ các thiết bị điện không đáng có.