Cơ hội để du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển

Chia sẻ

Nghị quyết số 128/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể chính là cơ hội để du lịch và lữ hành hoạt động trở lại, từng bước phục hồi, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm thực hiện mục tiêu kép bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân song song với khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021. Đây thực sự là tín hiệu vui để ngành du lịch có thêm động lực phục hồi từng bước du lịch nội địa, quốc tế.

Phú Quốc là điểm du lịch thực hiện thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam dự kiện vào tháng 11Phú Quốc là điểm du lịch thực hiện thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam dự kiện vào tháng 11

Tìm cơ hội trong thách thức

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết: sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ đến năm 2019, khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã kéo lùi ngành du lịch hàng chục năm, thiệt hại là không đo đếm được. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, số du khách của năm 2020 giảm tới 97%. Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức, ngành du lịch đang có nhiều chuyển đổi, thay đổi cơ bản để có thể thích ứng tình hình mới. Theo dự báo của chúng tôi, sẽ có ít nhất 30% doanh nghiệp du lịch bị giải thể và dừng hoạt động, song do dự báo cũng có khoảng 30% doanh nghiệp mới xuất hiện dựa trên sự nhận thức về các thay đổi, biến chuyển và chớp lấy cơ hội mới.

Dịch Covid-19 tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch triển khai các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ, các loại hình du lịch truyền thống sẽ không còn phù hợp. Điều này cũng được Hiệp hội du lịch thế giới cũng đã dự báo. Theo Hiệp hội du lịch Mỹ - hiệp hội du lịch lớn nhất thế giới, thống kê cho thấy số lượng hội viên trong đại dịch không bị giảm mà còn tăng thêm. Theo đó, xu thế này cũng sẽ phát triển ở Việt Nam, mà các loại hình du lịch mới sẽ phát triển ở Việt Nam.

Để hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, phục hồi và phát triển du lịch, trong thời gian qua, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Tổng cục chủ động nghiên cứu và tham mưu cho Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc, phối hợp các địa phương tìm kiếm các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch nội địa, trước mắt là du lịch nội tỉnh của các địa phương đã kiểm soát được dịch, tiến đến đón khách từ các địa phương khác sau khi dịch đã được kiểm soát. Và cũng có những tiêu chí cụ thể, tiến đến đón khách du lịch quốc tế sau khi có kết quả đánh giá của việc triển khai thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch đã tham mưu triển khai 3 nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đó là nhóm chính sách tài khóa, tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chi trả lương cho người lao động, xây dựng các sản phẩm mới thích ứng với môi trường mới; chính sách tài chính, điều chỉnh giảm thuế, phí, lệ phí và chính sách an sinh xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động. Gần đây, Chính phủ thông qua chính sách giảm tiền điện cho cơ sở kinh doanh, giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, giảm 80% tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành và giảm thời gian giải ngân từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá điểm đến trong và ngoài nước

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 của về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ Y tế ra quyết định 4800 nhằm chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch Việt Nam) cho biết thêm: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đang triển khai xây dựng tham mưu theo hướng khi các điểm đến bảo đảm yêu cầu quy định, ví dụ như vắc-xin; việc chuẩn bị ứng phó khi tình huống xảy ra, nhất là ứng phó về thu dung điều trị, ứng phó về các kịch bản y tế. Đây là điều quan trọng vì chúng ta xác định thích ứng với dịch, phát triển kinh tế.

Ngoài 2 địa phương là thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) thì Quảng Ninh cũng là địa phương có độ phủ vắc-xin an toàn tốt. Việc chính quyền địa phương có nhiều biện pháp hỗ trợ rất thuận lợi để phát triển du lịch nội địa.

“Tôi đồng ý xác định du lịch nội địa tiếp tục là trọng tâm trong thời gian tới của ngành du lịch nhưng khi khai thông được du lịch quốc tế sẽ tạo điều kiện hình ảnh điểm đến và thúc đẩy phát triển du lịch của Việt Nam. Việc thí điểm càng sớm càng tốt tạo ra hiệu ứng tốt cho quảng bá du lịch nội địa, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khu vực hiện nay” - ông Nguyễn Quý Phương nhấn mạnh.

Để phục hồi và phát triển du lịch nội địa, ngoài vấn đề về vắc-xin, địa phương và các doanh nghiệp chung tay xúc tiến quảng bá điểm đến; doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo lực lượng mới, tiếp cận mới và phải đạt chất lượng cao hơn. 

Với kinh nghiệm trong 16 năm làm thị trường du lịch quốc tế, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group nhấn mạnh đến việc nhìn lại cách thức phát triển du lịch quốc tế theo hướng định vị thương hiệu du lịch quốc gia Việt Nam về điểm mạnh với các nước trong khu vực. Từ đó mới đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm du lịch, con người và thị trường phù hợp.

“Du lịch bây giờ là trải nghiệm ký ức, các sản phẩm hiện nay phải nhắm vào vấn đề đó. Sau Covid-19, cảm xúc rất quan trọng và du khách nhắm tới du lịch xanh, đặc biệt là du khách châu Âu. Vừa rồi, chúng tôi đã làm việc với các đối tác để tìm xu thế của họ, xem Việt Nam có cái gì có thể mở cửa để phát triển cùng họ tạo sản phẩm sẵn sàng khi mở cửa là thực hiện. Những sản phẩm sau Covid-19 hướng tới nhóm nhỏ, ưu tiên cho gia đình, đến chỗ hoang sơ, biển đảo, tránh những chỗ xô bồ, đặc biệt sản phẩm xanh. Với thị trường du lịch quốc tế, tôi nghĩ chúng ta cần có lộ trình rõ ràng và cam kết để truyền thông với các đối tác du lịch trên thế giới vì các hãng này họ luôn có kế hoạch rất xa” - ông Phạm Hà trao đổi.

NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.