Cơ quan nhà nước có lỗi, sao dân phải chịu?

TRẦN CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thời gian qua, tôi phải giải quyết một số thủ tục giấy tờ liên quan đến các cơ quan Nhà nước. Trong đó, một số trường hợp, do cơ quan Nhà nước làm sai quy định nhưng cuối cùng, tôi lại trở thành người có lỗi và phải chấp nhận đi “sửa sai” cho cơ quan Nhà nước.

Chia sẻ câu chuyện này, tôi mong đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để các cơ quan Nhà nước nghiên cứu giải pháp phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chuyện thứ nhất: Vừa qua, trong đợt dịch Covid-19 thứ 4 ở Hà Nội, tôi cũng bị mắc Covid-19 và theo quy định phải cách ly y tế tại nhà. Sau khi âm tính trở lại, tôi được hướng dẫn đến Trung tâm y tế của phường mình ở để lấy Giấy Chứng nhận nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội. Tôi đã xin nghỉ nửa buổi làm việc để đi lấy Giấy Chứng nhận gửi cho cơ quan để làm thủ tục gửi lên Bảo hiểm xã hội Thành phố.

Tuy nhiên, khoảng mấy tuần sau, thì cơ quan lại trả cho tôi tờ Giấy Chứng nhận nghỉ việc vì… Giấy không được Bảo hiểm xã hội Thành phố chấp thuận. Lý do là trên giấy đóng dấu khắc chữ ký khắc của đồng chí Trạm trưởng y tế phường, không đúng với quy định theo TT 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017.

Thế là, một lần nữa, tôi lại phải xin nghỉ ½ ngày việc để đến Trung tâm Y tế phường xin lại Giấy chứng nhận có chữ ký “tươi” của đồng chí Trưởng Trung tâm Y tế rồi nộp lại cho cơ quan. Trong chuyện này, tôi thấy lỗi là do các cơ quan Nhà nước chưa thực hiện thống nhất quy định dẫn tới người dân ở giữa phải đi lại nhiều lần. Về lý, khi lỗi không thuộc về người dân, thì các cơ quan Nhà nước sẽ phải tự liên thông để điều chỉnh thủ tục giấy tờ theo đúng quy định cho người dân. 

Cơ quan nhà nước có lỗi, sao dân phải chịu? - ảnh 1
Tờ Giấy Chứng nhận nghỉ việc đóng bằng dấu khắc

Chuyện thứ hai: Mẹ tôi khi đổi thẻ bảo hiểm y tế, ở mục “đăng ký khám chữa bệnh”, thẻ bảo hiểm của mẹ tôi bị ghi sai nơi đăng ký khám từ bệnh viện Hữu nghị sang bệnh viện E. Vì thế, mẹ tôi mang thẻ bảo hiểm y tế đến phòng Y tế của quận để chỉnh sửa thì nhân viên hướng dẫn là mẹ tôi phải mang các giấy tờ liên quan đến để chứng minh mình đủ điều kiện được đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện Hữu nghị. Nếu đúng thì sẽ được chỉnh sửa lại thông tin trên thẻ. 

Việc thẻ bảo hiểm y tế của mẹ tôi bị ghi sai thông tin cũng là lỗi của cơ quan Nhà nước. Đây cũng phải là lần đầu mẹ tôi được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, hồ sơ của mẹ tôi đều phải được lưu tại hệ thống của cơ quan Nhà nước.

Vậy tại sao, cơ quan Nhà nước không tự xác minh mà lại yêu cầu người dân phải tự làm thủ tục để chứng minh là mình “bị làm sai?”.

Không lẽ, dù không gây lỗi nhưng người dân sẽ luôn phải chịu trách nhiệm sửa sai?

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.