Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 10/6, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo chí, Tạp chí Thông tin và Truyền thông, báo Vietnamnet) và Trường Đại học Luật Hà Nội (Bộ Tư pháp) tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016: Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016”

Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuỗi hội thảo khoa học thường niên "Diễn đàn báo chí tháng Sáu” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Tạp chí Thông tin và Truyền thông tổ chức. Đồng thời, cũng là hội nghị tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016, là một trong những chương trình công tác năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao gắn với nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016.

Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016 - ảnh 1
Tham gia hội thảo có khoảng 80 chuyên gia, nhà báo...

Sự kết hợp giữa các cơ quan để cùng tổ chức hội thảo quốc gia - Hội nghị cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 -Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 nhằm đánh giá hoạt động báo chí trong thời gian vừa qua một cách tổng thể và khoa học.

Phát biểu tại Hội thảo,Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định sự cần thiết của việc tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 để trên cơ sở đó định hình những quan điểm, tầm nhìn, kế hoạch mới để báo chí Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Sau 6 năm thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận nhiều đánh giá tích cực từ các bộ ngành, địa phương và cơ quan báo chí. Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí phát triển vượt bậc. quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của Nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn không ít bất cập do Luật Báo chí 2016 không theo kịp với sự đổi mới về khoa học và công nghệ thông tin trong thời kỷ nguyên số. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 57IBC-BTTTT ngày 30/3/2022 báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, ra soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Báo cáo nêu đã ra 27 nội dung nhóm nội dung có quy định bắt cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí. Những vấn đề đó cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, dặc biệt là việc bao quát được sự phát triển của truyền thông và báo chí hiện đại.

TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đơn vị đồng tổ chức Hội thảo cho biết: “Diễn đàn Báo chí tháng Sáu lần thứ hai này đã đề cập đến một chủ đề rất thời sự, nóng bỏng hiện nay của báo chí Việt Nam. Luật Báo chí là khung khổ pháp lý quan trọng nhất để báo chí hoạt động trong bối cảnh xã hội và bản thân nền báo chí đang có nhiều biến động, chuyển đổi liên tục, đa chiều như hiện nay".

Trong khi đó, theo Nhà báo Trần Anh Tú, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Truyền thông, để việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Báo chí năm 2016 theo kịp tốc độ phát triển của báo chí hiện đại cần thiết phải có sự tham gia đồng hành tích cực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đông đảo chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia xây dựng chính sách, các nhà quản lý và đội ngũ những người làm báo, làm luật trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, quá trình nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí phải dựa trên nguyên tắc then chốt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luật báo chí sẽ phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan báo chí nhưng các vấn đề quản lý nhà nước cần phải bảo đảm trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi —Luật báo chí 2016” – Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016 đi sâu đánh giá 6 năm thi hành Luật Báo chí 2016 và phân tích thực trạng về công tác quản lý nhà nước và hoạt động báo chí và những nhóm vấn đề gợi mở cho nhiệm vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong giai đoạn tới. Đồng thời, đưa ra các dự báo, luận cứ khoa học và thực tiễn về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, những khó khăn thách thức trong việc thực hiện các chiến lược, chủ trương lớn phát triển báo chí Việt Nam (Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến 2030...) và cơ sở khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí.

Cùng đó Hội thảo cũng là dịp trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, cơ chế, phương thức thực thi Luật Báo chí nhằm nâng cao chất lượng nội dung tác phẩm, hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và gìn giữ sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô: Chung tay giúp phụ nữ đơn thân dựng xây “mái ấm“

Báo Phụ nữ Thủ đô: Chung tay giúp phụ nữ đơn thân dựng xây “mái ấm“

(PNTĐ) - Những ngày chớm đông, ngoài trời gió cuộn từng đợt se lạnh, nhưng trong căn nhà còn thơm mùi sơn mới của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan - hội viên phụ nữ xã Phú Cường (Ba Vì, Hà Nội) lại chỉ thấy ngập tràn ấm áp, yêu thương. Có được căn nhà mới khang trang, kiên cố là ước mơ có lẽ cả đời ấp ủ của chị Lan.
PV GAS hưởng ứng 63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

PV GAS hưởng ứng 63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam

(PNTĐ) - Ngành Dầu khí Việt Nam hình thành từ ước nguyện lớn lao của Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc; trong suốt chặng đường 63 năm đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế và góp phần khẳng định chủ quyền, giữ gìn an ninh biển đảo của Tổ quốc.
Nỗi lòng người cha khi con gái vướng vòng lao lý

Nỗi lòng người cha khi con gái vướng vòng lao lý

(PNTĐ) - Từ khi con gái bị khởi tố, ông Trịnh Quang Hưng (quê ở tỉnh Bắc Giang) đứng ngồi không yên. Nhiều tháng qua, ông Hưng đã nhiều lần làm đơn, đến gõ cửa các cơ quan công quyền để “kêu oan”, bởi ông cho rằng kết quả điều tra, xét xử chưa làm rõ được bản chất vụ án, nhiều nội dung còn uẩn khúc, không thuyết phục...
Hà Nội đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua hoạt động triển lãm

Hà Nội đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ qua hoạt động triển lãm

(PNTĐ) - Thông qua triển lãm cũng là dịp để công chúng, những người yêu thích, quan tâm đến ngành thủ công mỹ nghệ có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo, có giá trị thẩm mỹ, mang tính ứng dụng cao của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, sản xuất và thân thiện với môi trường.