Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lãnh 3 năm tù

TÚ AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 21/5, HĐXX TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT (nay là Bộ NN&MT) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo trong vụ án buôn lậu đất hiếm ở Yên Bái.

HĐXX đã tuyên 27 bị cáo mức án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến cao nhất 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Buôn lậu”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “Gây ô nhiễm môi trường”.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lãnh 3 năm tù - ảnh 1
Các bị cáo tại toà.

Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự và an toàn trong quản lý kinh tế về thuế; xâm phạm đến uy tín, danh dự của các cơ quan, tổ chức liên quan, gây thiệt hại, thất thoát lãng phí rất nghiêm trọng về nguồn tài nguyên của đất nước.

Hành vi của các bị cáo còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ thiên nhiên, bền vững môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và việc huy động các nguồn lực xã hội cho sự phát triển của địa phương, của đất nước; gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, đòi hỏi phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo HĐXX, việc khởi tố, truy tố và đưa các bị cáo ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với từng bị cáo là cần thiết, nhằm trừng trị những cá nhân có hành vi đi ngược lợi ích của nhà nước, của nhân dân, nhằm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm về tài nguyên môi trường nói riêng.

Tuy nhiên, căn cứ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HĐXX nhận thấy, các bị cáo thành khẩn khai báo, nhiều bị cáo có thành tích xuất sắc, gia đình có công với cách mạng… nên cần được xem xét khi lượng hình.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Linh Ngọc cùng đồng phạm đã cố ý làm trái các nguyên tắc, điều kiện cấp giấy phép khai thác quặng đất hiếm cho Cty Thái Dương, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản của nhà nước với trị giá được xác định là hơn 736 tỷ đồng. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Linh 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Thái Dương) 14 năm 6 tháng tù về 3 tội: “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gây ô nhiễm môi trường”. Buộc bị cáo phải nộp lại số tiền hơn 665 tỷ đồng. HĐXX còn kiến nghị thu hồi lại giấy phép khai thác quặng đất hiếm của Cty Thái Dương. Bởi theo HĐXX, bị cáo Huấn có vai trò chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo cấp dưới làm sai quy định của pháp luật.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam) 16 năm tù; Nguyễn Văn Thuấn (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản - nay đã giải thể) 5 năm tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 7 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố./.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.