Đâu rồi nét đẹp văn hóa đầu xuân?

HOÀNG NGUYÊN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đi lễ chùa là văn hóa có từ lâu đời, song ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, việc đến chùa hành lễ cũng có nhiều thay đổi. Thay vì có cách hành xử đúng mực khi đến với chốn tâm linh, nhiều người lại vô tư mặc trang phục hớ hênh, xả rác, gây tiếng ồn hay đua nhau dâng “mâm cao lễ đầy” vì cho rằng, lễ càng to, Phật càng phù hộ độ trì nhiều... Câu chuyện đầu năm đi lễ chùa sao cho đúng vẫn chưa bao giờ hết “nóng”.

Nhiều hành vi phản cảm chốn tâm linh

Ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung, hầu hết ở địa phương nào cũng có chùa làng. Bên cạnh những Phật tử, tín đồ đến chùa để thực hành tụng kinh, học giáo lý nhà Phật, nhiều người đến chùa còn để cầu mong bình an, may mắn. Song, bên cạnh những người có ý thức giữ gìn văn hóa khi đi lễ chùa vẫn còn hiện tượng như mặc váy ngắn, váy mỏng, hở hang lộ liễu, cắt xé táo tạo khi đi lễ chùa... Hằng năm cứ sau mỗi dịp Tết đến, xuân về, vẫn có những hình ảnh được cộng đồng mạng xã hội và truyền thông chỉ ra, các ngành chức năng cũng liên tục có các hoạt động truyền thông quy định, xử lý xử phạt về những hành vi phản cảm ở chốn tâm linh.

Một hiện tượng khác không kém phần xấu tại chốn đình, chùa chính là người đi lễ vô tư xả rác bừa bãi, nói chuyện ồn ào, gọi điện thoại trong khi nhiều người đang hành lễ. Nhiều chùa, tự viện đã phải thu dọn rác sau giao thừa, các ngày Tết hay dịp lễ Vu lan… vì người đến lễ vô tư xả rác xuống sàn nhà, sân vườn.

Đâu rồi nét đẹp văn hóa đầu xuân? - ảnh 1
Ảnh minh họa.

Chị Nguyễn Thúy Ngọc ở quận Thanh Xuân cho biết: Khi đi lễ chùa, chị thấy có nhiều người còn bẻ cây trong chùa thay cho việc xin lộc chùa mang về nhà. Hay khi lễ xong thì ra sức đốt thật nhiều vàng mã. Còn chị Bình, ở Phúc Thọ thì chia sẻ: Đầu năm, chị cũng thường chứng kiến có những người mang vào chùa những mâm lễ thật to. Khi hành lễ thì cố nhét vào tay Phật, để dưới chân Phật thật nhiều tiền, giống như một sự đổi chác “Phật phải phù hộ độ trì”, thỏa mãn những điều mà họ mong cầu.

Thậm chí, có chốn tâm linh, người ta còn nhét tiền vào tay La Hán, xoa tiền vào bụng Phật Di Lặc... để cầu lộc, cầu tài. Đó là lý do vì sao những ngày đầu xuân năm mới, không khó để chứng kiến tại nhiều ngôi chùa, tiền lẻ được người đi lễ trải từ cổng chùa, các gốc cây, bệ thờ, bát hương, tháp chuông, khiến không gian chùa như bị nhuốm màu... vật chất.

Trong khi đó, tại các đền chùa đã để sẵn hòm tiền công đức nhưng nhiều người vẫn muốn phải “trưng” tiền giữa “thanh thiên bạch nhật” như thể lo ngại “bỏ tiền vào hòm” thì Phật không thể chứng giám cho lòng thành của mình.

Cầu may nhưng... may chưa thấy

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các hoạt động văn hóa lễ hội cũng được diễn ra ở nhiều nơi với quy mô hơn, nhiều gia đình cũng vì thế mà chăm đi lễ, đi cầu ở các đình, đền, chùa, miếu… Tuy nhiên, vì “tin nhầm” vào các hoạt động mê tín mà không ít gia đình lục đục, nạn nhân thì tiền mất tật mang.

Chị Lê Hương ở Hoàng Mai chia sẻ rằng, mẹ tôi bị bệnh mất ngủ, khó ngủ, năm 2023, nghe mách bảo, bà tin sẽ được chữa khỏi bệnh bằng khóa lễ giải vong với chi phí 70 triệu đồng. Ngay khi đăng ký khóa lễ, bà đã đóng 35 triệu đồng và sẽ đóng nốt 35 triệu đồng khi được thầy ở chùa B chốt ngày giờ để lễ.

Tuy nhiên, chưa kịp được xếp lịch thì thầy ở chùa B bị báo chí phanh phui vì tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, việc làm lễ giải vong của mẹ chị Hương đã không được diễn ra, 35 triệu đồng cũng không được trả lại. Chỉ đến khi mất tiền bà mới chịu để các con đưa đi bệnh viện khám và điều trị. Sau vài lần uống thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, bà đã có được giấc ngủ bình thường trở lại. Dù rất tiếc vì đã mất số tiền lớn tích góp từ đồng lương hưu song mẹ chị Hương đã rút ra bài học và nhận ra đã mê muội khi tin rằng chỉ cần “đóng tiền” cho thầy làm lễ là có thể lấy lại sức khỏe.

Đâu rồi nét đẹp văn hóa đầu xuân? - ảnh 2
Ảnh minh họa

Tương tự mẹ chị Hương thì mẹ chị Nguyễn Hạnh ở Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm. Vì lo cho con gái đã ngoài 30 tuổi chưa lấy chồng, trong một lần đi lễ đã gặp thầy bói ngoài cổng chùa phán rằng “chị có duyên âm, phải cắt tiền duyên”, bà âm thầm nộp 20 triệu để làm khóa lễ chung với 2 bà bạn. Lễ xong đến cả năm mà con gái vẫn chưa có “ý trung nhân”, mẹ chị Hạnh vẫn không thấy có tác dụng. Khi hỏi lại thì thầy lại nói là “cúng lần 1 chưa đủ độ” nên cần làm thêm lần hai với chi phí tăng gấp đôi thì sẽ có kết quả.

Trái ngược với hai bà mẹ mất tiền làm lễ giải vong, cắt duyên âm thì gia đình bà Thu Thủy lại có con dâu Lan Anh rất tin thầy bói. Năm ngoái, khi công việc môi giới bất động sản của vợ chồng chị không thuận lợi, thu nhập giảm, thầy bói được chị mời về nhà phán rằng cái cây trước cổng nhà chị có yêu tinh, cần phải chặt hạ và làm lễ giải.

Chị Lan Anh đợi lúc bố mẹ chồng đi vắng thì thuê thợ về chặt cây và nộp tiền giải hạn theo lời thầy phán. Hậu quả là tiền mất, nhà cửa thì lục đục vì chị tự nhiên chặt cây trồng lâu năm trong nhà khiến bố mẹ chồng chị rất giận. Trong khi đó, làm lễ giải xong, công việc của chị vẫn không thuận lợi vì lĩnh vực bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn chung chứ không riêng gì với chị Hạnh.

Cho tới khi hậu quả xảy ra chị mới thấm thía mình đã đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không có thật, đi ngược với quy luật tự nhiên, không có căn cứ khoa học và không thể chứng minh được.

Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội hành nghề mê tín, dị đoan, cụ thể: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3 năm đến 10 năm: Làm chết người; thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...