Góc nhìn:

Để người lao động không nghỉ việc vì lương không đủ sống

Hạ Thi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tại phiên thảo luận tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà công bố một con số đáng giật mình: Trong 2,5 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, hoặc rời bỏ khu vực công chuyển sang khu vực tư.

Tại phiên thảo luận tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà công bố một con số đáng giật mình: Trong 2,5 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, hoặc rời bỏ khu vực công chuyển sang khu vực tư. Theo thống kê của 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh, thành cả nước cho thấy: Từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. 

Theo thống kê của 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh, thành cả nước cho thấy: Từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Trong đó, khối viên chức là 35.523 người, khối công chức là hơn 4.000 người. Số này chủ yếu rơi vào hai ngành giáo dục và y tế. Với giáo dục 2,5 năm qua, số người xin thôi việc là 16.427 người, chiếm 41,53%, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%; với y tế, số người xin thôi việc là 12.198 người, chiếm tỷ lệ trong tổng số viên chức là 30,84%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tác động của đại dịch Covid-19 dẫn đến công chức, viên chức phải chịu áp lực rất lớn về công việc. Nhân viên y tế phải làm việc trong bối cảnh nguy hiểm rủi ro rình rập, nhưng mức lương thấp, không đủ để đảm bảo đời sống.

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã quyết định, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng lên từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng; tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Việc cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ-TƯ chưa thực hiện từ 1/7/2023 như dự kiến. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở vẫn không làm cho người hưởng lương thật sự vui mừng, bởi mức tăng này so với giá cả đang leo thang vẫn không đảm bảo cho họ sống được bằng lương. 

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong khu vực công, hệ thống bảng lương thiết kế chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ... 

Điều này dẫn đến hệ quả là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, rời bỏ khu vực công chuyển sang khu vực tư. Để cải cách chính sách tiền lương trở thành đòn bẩy quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội; tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình họ; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, ổn định chính trị - xã hội..., ngày 21/5/2018, BCH Trung ương ban hành Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (Nghị quyết 27-NQ/TƯ). 

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, khi trình bày báo cáo kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhận định tiền tương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn thấp. Do đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023. 
Bàn về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng việc cải cách tiền lương trong thời điểm này vô cùng ý nghĩa nhưng mức tăng khoảng 20,8% chỉ mang tính chất “động viên tinh thần” là chính. Vì so với thang bảng lương hiện hành, số tiền lương tăng thêm vẫn rất thấp so với nhu cầu đời sống hiện tại. Về lâu dài, việc cải cách tiền lương phải có nguồn lực đủ mạnh thì mới có thể giúp đội ngũ hưởng lương yên tâm sống bằng lương hưởng ngân sách Nhà nước. 
Như vậy, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động làm cơ sở để tăng lương. Có như vậy mới hạn chế được công chức, viêc chức nghỉ việc và tình trạng chảy máu chất xám trong khu vực công như hiện nay. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.