Góc nhìn:

Điểm tựa an sinh cho người cao tuổi

Nhất Hoàng
Chia sẻ

(PNTĐ) -

 Hiện nay, Việt Nam có 12 triệu người cao tuổi, (NCT), chiếm 12% dân số. Trong bối cảnh, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ NTC sẽ không ngừng tăng lên khi chúng ta nước vào giai đoạn dân số già. Kéo theo đó là vấn đề làm thế nào để đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho NCT khi nguồn lực để giải quyết vấn đề này của chúng ta vẫn còn thiếu và yếu.

ASXH đối với NCT được hiểu là sự bảo vệ của Nhà nước và xã hội đối với NCT nhằm giảm thiểu rủi ro về kinh tế và sức khỏe. Đồng thời bảo đảm mức sống và chống đói nghèo cho NCT, góp phần phát triển ổn định, bền vững kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, các trụ cột chính của ASXH đối với NTC Việt Nam là lương hưu và trợ cấp xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, mạng lưới ASXH này mới chỉ bao phủ được hơn 40% số lượng NCT, còn lại gần 60% NCT vẫn còn “tự lực” chèo chống để bảo đảm cuộc sống cho bản thân. 

Thống kê cho thấy trong số 12 triệu NCT hiện nay có 3,1 triệu người NCT được chi trả lương hưu hàng tháng, 1,7 triệu NCT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 1,4 triệu NCT được hưởng chế độ người có công với cách mạng; số NCT còn lại không có thu nhập sống dựa vào con cái. Điều đáng nói là nguồn lực ASXH mà NCT được nhận từ lương hưu và trợ cấp xã hội lại thấp so với mặt bằng cuộc sống. Điều này dẫn tới tình trạng chất lượng cuộc sống của NCT không có điều kiện nâng cao, đảm bảo bền vững, trong khi số tiền chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe không ngừng gia tăng mỗi năm. Nguyên nhân là do NCT Việt Nam hiện nay sống thọ nhưng không khỏe, đa số đều chịu gánh nặng “bệnh tật kép”. 
Một nghiên cứu gần đây của Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc thực hiện cho thấy nguồn thu nhập chính của NCT từ 60 tuổi trở lên chủ yếu có từ sự hỗ trợ của con cái với tỷ lệ chiếm khoảng 38%. Nguồn thu nhập, NCT có từ lương hưu chiếm 15% và từ nguồn trợ cấp xã hội khoảng 10%. 

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được xem là trụ cột an sinh cho tuổi già sau này. Thế nhưng hệ thống lương hưu của Việt Nam lại đang tồn tại nhiều khoảng trống khiến số người tham gia BHXH không cao, thậm chí còn giảm mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19 khi mà hàng trăm ngàn lao động ồ ạt rút BHXH một lần. Độ bao phủ đối với lương hưu cho NCT Việt Nam tính đến năm 2021 trên cơ sở đóng góp từ BHXH mới chỉ 2 triệu người. Đây chính là kết quả của tỷ lệ tham gia BHXH thấp, số người không tham gia BHXH của năm 2021 trong toàn bộ lực lượng lao động chiếm tới 63%. Và sau này, chính những người này sẽ không có lương hưu.

Điều đáng quan tâm là mức thu nhập từ lương hưu của NCT hiện nay và hệ số đóng BHXH để hưởng lương hưu sau này của lao động vẫn ở mức thấp. Do đó, nhiều NCT hiện nay sống với mức lương hưu “chuẩn nghèo”, hoặc “cận nghèo”. Đây cũng là nguyên nhân khiến điểm tựa ASXH của NCT không vững chắc và đủ đảm bảo cuộc sống. Trong bối cảnh này, nếu chúng ta không kịp thời hoàn thiện chính sách để thích ứng thì khi bước vào giai đoạn già hóa, vấn đề ASXH cho NCT càng khó khăn gấp bội, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

 Bài học kinh nghiệm già hóa thành công của Nhật Bản cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật về ASXH đối với NCT luôn được đặt lên hàng đầu. Pháp luật về ASXH đối với NCT là tổng hợp những quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan ASXH nhằm bảo vệ NCT được thiết lập dựa trên các quyền cơ bản của con người. Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cuộc sống của NCT được ổn định, sống khỏe, có ích. Các chính sách pháp luật về ASXH phải phù hợp để tạo năng lượng, động lực cho NCT còn sức khỏe tiếp tục làm việc cống hiến và tạo thu nhập cho bản thân. Từ đó, giảm bớt gánh nặng cho xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của NCT.

Dự báo tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là NCT, tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045. Do đó, chỉ khi những chính sách phù hợp, theo kịp thực tiễn của Nhà nước được thực thi cùng với ý thức của người dân sẵn sàng đón đầu và chuẩn bị cho thời kỳ già hóa thì NCT mới có điểm tựa ASXH vững vàng.

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Những ngày này, trên công trường xây dựng trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) ngày cũng như đêm luôn rộn rã, nhộn nhịp hoạt động thi công. Tất cả dồn hết tâm, sức, chạy đua với thời gian, đẩy nhanh tiến độ để kịp khánh thành, sớm đưa công trình vào sử dụng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

Hà Nội thí điểm gửi xe không tiền mặt

(PNTĐ) - Hà Nội bắt đầu thí điểm gửi xe không tiền mặt tại 7 vị trí nằm trên các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm. Sau thời gian thí điểm, địa phương sẽ đánh giá kết quả để lên phương án triển khai rộng rãi.
Đối thoại  về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

Đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(PNTĐ) - Ngày 16/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

Tháng Ba về giỗ Vua Hùng

(PNTĐ) - Những ngày này, đông đảo người dân và du khách về với Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ). Lễ hội là hoạt động có tính quy mô cấp quốc gia nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước, hướng mỗi người Việt Nam biết trân quý nguồn cội.