Đóng góp của phụ nữ Thủ đô là một sắc màu đáng tự hào

Chia sẻ

(PNTĐ) - 70 năm qua (1954-2024), Thủ đô Hà Nội đã trải qua những thăng trầm trong dòng chảy lịch sử dân tộc với những thương đau, tự hào và kiêu hãnh. Trong bức tranh tươi sáng hôm nay của Thủ đô Hà Nội linh thiêng và hào hoa - Hà Nội văn hiến và anh hùng - Hà Nội niềm tin và hy vọng... của thời kỳ mở cửa, hội nhập phát triển thì vị thế, vai trò, đóng góp của phụ nữ Thủ đô là một sắc màu, bộ phận hữu cơ để lại ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ rất đáng tự hào.

Đóng góp của phụ nữ Thủ đô là một sắc màu đáng tự hào - ảnh 1
Phụ nữ Hà Nội hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2024, kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu lần thứ XVI (2015) Đảng bộ TP Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhận xét rất sâu sắc: “Hà Nội từng được ngợi ca, vinh danh với những tình cảm tốt đẹp và bằng những ngôn từ cao quý: Hà Nội linh thiêng và hào hoa; Hà Nội văn hiến và anh hùng; Hà Nội niềm tin và hy vọng; Hà Nội là bộ mặt của quốc gia, là trái tim của cả nước; Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; Thành phố vì hoà bình…”.

Vượt lên trên những ngôn từ đó là tri thức, tình cảm, sự trân trọng, kính trọng của cả nước và bạn bè quốc tế… đối với Thủ đô của một quốc gia ngàn năm văn hiến, anh hùng; điều đó đồng thời là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân, phụ nữ Thủ đô trong tiến trình lịch sử dân tộc và 70 năm Giải phóng Thủ đô trong thời đại Hồ Chí Minh (10/10/1954- 10/10/2024). 

Vị thế, vai trò của phụ nữ Thủ đô
Có thể nhận thấy trong sự phát triển của Hà Nội 70 năm qua, phụ nữ Thủ đô luôn đồng hành cùng Thành phố và cả nước, luôn có vị thế và vai trò tất yếu, góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong các chặng đường phát triển (1954-1975; 1975-1986; 1986-2024). Trên các lĩnh vực, phụ nữ Thủ đô luôn ghi dấu ấn quan trọng, khẳng định vị thế, vai trò của mình. Đồng thời trong xu thế phát triển thời đại 4.0 hiện nay, trong bối cảnh mới của tình hình trong nước và quốc tế cũng đặt ra cho phụ nữ Thủ đô nhiều nhiệm vụ mới gắn với xu thế và mang tính thời sự, góp phần xây dựng “Thành phố hoà bình, sáng tạo”.

Đó là phát huy những thành quả quan trọng đạt được và tiếp tục khơi dậy tiềm năng của phụ nữ Thủ đô trong tham gia phát triển kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay; hỗ trợ phụ nữ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh hỗ trợ kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; giải quyết thêm việc làm cho lao động gia tăng thu nhập, từ đó tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ...

Mặc dù chưa có số liệu điều tra cụ thể nhưng có thể thấy, so với các địa phương trong cả nước, phụ nữ Thủ đô Hà Nội có mặt bằng hàm lượng trí tuệ, năng lực kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội… có nhiều thuận lợi để có thể đáp ứng, thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Ngoài số lượng, chất lượng của phụ nữ ở 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, Hà Nội có lợi thế quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, an ninh, quốc phòng… của cả nước nên có thể nói có một đội ngũ, nguồn lực chất lượng cao ở các cơ quan Trung ương, bộ, ban, ngành… làm hậu thuẫn, cùng đồng hành đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô… 

Với hơn 902.000 người, phụ nữ Thủ đô chiếm 50,4% dân số, gần một nửa lực lượng lao động thành phố. Ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, phụ nữ luôn thể hiện năng lực trong phát huy truyền thống tốt đẹp, nét tài hoa, thanh lịch của người Hà Nội, đoàn kết, hăng hái tham gia các phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào khởi nghiệp, sáng kiến, sáng tạo, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội. Tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lao động, sản xuất ngày càng cao.

Ở nhiều địa bàn quận, huyện, phụ nữ luôn đi đầu ở các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, hoặc tạo ra thương hiệu sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa, được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng (như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu ren Quất Động, nón làng Chuông...). Phụ nữ các tộc người thiểu số ở các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức là chủ nhân sáng tạo, bảo tồn phát huy của nhiều giá trị văn hoá truyền thống  giàu bản sắc về trang phục, ẩm thực, nghệ thuật dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc…).

Đây là nhân tố, lợi thế có một không hai của Thành phố nói chung và phụ nữ nói riêng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra trên mọi lĩnh vực… 

Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng Thành phố hoà bình, sáng tạo
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 4028/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án "Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026". Để phụ nữ Thủ đô phát huy hiệu quả, vai trò trách nhiệm và lợi thế của mình trong xây dựng “thành phố hoà bình, sáng tạo” đến năm 2026 và kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024), ngoài vấn đề đã có chúng tôi cho rằng cần quan tâm thêm các vấn đề sau:

Đánh giá, phân loại các đối tượng phụ nữ thành phố để nhận diện tiềm năng, thế mạnh nguồn lực phụ nữ thuộc các thành phần kinh tế, xã hội… để xác định, cụ thể hoá các nội dung phù hợp với các nhóm phụ nữ để phát huy hơn nữa tiềm năng trí tuệ, kiến thức, kỹ năng cũng như ý thức, tinh thần trách nhiệm…trong xây dựng các nội dung của “thành phố hoà bình, sáng tạo” đặt ra.

Hội LHPN Thành phố cần  có Chương trình, Kế hoạch phối hợp với các cơ quan Trung ương trong đó có phụ nữ nhằm phối hợp triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển Thủ đô Hà Nội trước mắt và lâu dài. 

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và nét đẹp thanh lịch, đảm đang của phụ nữ Hà Nội, trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước đi đối với quan tâm hơn nữa bằng những cơ chế, chính sách để tạo điều kiện công tác, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, trẻ em và người dân nội, ngoài thành.

Cụ thể hoá các nội dung phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ tham gia đóng góp xây dựng Thủ đô; quan tâm về chế độ, chính sách, hỗ trợ về thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, đất đai cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; quan tâm công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ... và các đối tượng phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phụ nữ phát huy vai trò, vị thế của mình đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của “thành phố hoà bình, sáng tạo” trước mắt và lâu dài. 

PGS.TS LÊ NGỌC THẮNG 
(Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...