Ngày thế giới phòng, chống đuối nước năm 2024:

“Đuối nước – Khoảnh khắc sinh tồn“

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ năm 2021 đến nay, vào tháng 7, các sự kiện hưởng ứng ngày Thế giới Phòng, chống Đuối nước đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Năm 2024, lần đầu tiên những hoạt động này diễn ra tại các địa phương như Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Với chủ đề năm nay là “Đuối nước - Khoảnh khắc sinh tồn”.

Các hoạt động hưởng ứng không chỉ là cơ hội ghi nhận những thành tựu phòng, chống đuối nước trẻ em tại địa phương mà còn thúc đẩy nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ đuối nước ở trẻ em, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho bố mẹ, người giám sát trẻ để giữ an toàn và bảo vệ sinh mạng cho con em mình. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm, khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và hơn 90% các trường hợp xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, mặc dù số trẻ em tử vong do đuối nước có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng đây vẫn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em. 

“Đuối nước – Khoảnh khắc sinh tồn“ - ảnh 1
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà chia sẻ về các hoạt động phòng, chống đuối nước của Việt Nam

Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2015 – 2020 cũng cho thấy: Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có gần 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ đuối nước trẻ em ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và cao hơn gấp 10 lần các nước phát triển.

Trẻ em ở nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp hai lần trẻ ở khu vực thành thị. 55% trẻ tử vong do đuối nước thuộc các hộ gia đình nghèo ở nông thôn. Tai nạn đuối nước không chỉ để lại nỗi đau không thể bù đắp cho gia đình nạn nhân mà còn là sự tổn thất của xã hội. Đối với những trường hợp đuối nước nhưng không tử vong, trẻ em phải chịu nhiều hậu quả lâu dài về sức khỏe với chi phí chăm sóc y tế lớn trở thành gánh nặng cho gia đình.

Thông tin tại hội thảo liên ngành, chia sẻ kết quả triển khai các giải pháp mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em được tổ chức vào ngày 19/7 vừa qua, bà Đoàn Thu Huyền – đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Campaign for Tobacco - Free Kids (Hoa Kỳ) phân tích: Đuối nước xảy ra chỉ trong mỗi khoảnh khắc nhưng với nhận thức đúng và hành động kịp thời những gì xảy ra trong những giây phút đó cũng có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do đó, hơn ai hết, bố mẹ, người thân hay thầy cô giáo cần tăng cường giám sát an toàn cho trẻ em, tạo điều kiện để các con được học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

“Đuối nước – Khoảnh khắc sinh tồn“ - ảnh 2
Các em học sinh được học và thực tập kỹ năng cứu người không may đuối nước

Từ thực trạng trên, TS Angela Pratt - Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: Chúng ta có thể và phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để nhân rộng thành công của Nghệ An trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị đuối nước. Biết bơi có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa đuối nước và sống sót trong mỗi khoảnh khắc nguy hiểm. WHO rất hoan nghênh cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong việc huy động các cơ quan khác nhau, với cơ quan đầu mối là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bảo vệ trẻ em khỏi thảm kịch có thể phòng tránh này.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cũng khẳng định: Công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước  trẻ em luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, của các cấp, các ngành, các địa phương. Luật trẻ em đã quy định trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

Chương trình Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 với can thiệp toàn diện, đa ngành về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, trong đó, đặc biệt là mục tiêu giảm tử vong do đuối nước ở trẻ em, triển khai các giải pháp, mô hình dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và tạo một môi trường an toàn cho trẻ em. 

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam: Tiếp tục đồng hành cùng Hội Phụ nữ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam: Tiếp tục đồng hành cùng Hội Phụ nữ hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(PNTĐ) - Trước tình hình cơn bão số 3 đi qua nhưng vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề, ngày 16/9, Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam đã gửi 200 thùng mì ăn liền trị giá 24 triệu đồng thông qua Hội LHPN Hà Nội để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Khuyến khích phụ nữ hoạt động khoa học, góp phần phát triển Thủ đô

Khuyến khích phụ nữ hoạt động khoa học, góp phần phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Qua đó, chị em nữ trí thức có nhiều cơ hội tham gia đóng góp vào hoạt động khoa học và công nghệ và góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội - Thành phố sáng tạo ngày một phát triển.
Hơn 16.000 thùng nước sạch hỗ trợ các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ

Hơn 16.000 thùng nước sạch hỗ trợ các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ

(PNTĐ) - Cơn bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc. Nhiều người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Chung tay hỗ trợ tình trạng khẩn cấp này, vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn đã phối hợp cùng Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch đến cho người dân.
Hà Nội: Kiên quyết không để người dân quay lại sinh sống ở nơi mất an toàn, nguy hiểm

Hà Nội: Kiên quyết không để người dân quay lại sinh sống ở nơi mất an toàn, nguy hiểm

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội chỉ đạo: đối với những khu vực vẫn chịu ảnh hưởng do ngập lũ, những khu vực sát sông, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng của người dân, kiên quyết không để người dân quay trở lại sinh sống để bảo đảm an toàn tính mạng.