Gần 100 hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

HOÀNG HOÀNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Hà Nội tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO năm 2024 - 2025. Theo đó, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 17-11-2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”.

Lần đầu tiên, giao lộ sáng tạo của Thủ đô sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hàng trăm các hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc các lĩnh vực kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo...

Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, kết nối trục Bắc - Nam (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục Đông - Tây (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật như Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ); Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Đại học Tổng hợp...

Tuyến trải nghiệm của Lễ hội sẽ là dịp đưa các công trình kiến trúc nổi bật, gắn liền với lịch sử Hà Nội đến gần hơn với người dân. Một số các công trình lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan như Nhà khách Chính phủ, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp…

Gần 100 hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 - ảnh 1
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là khu vực chính diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024.

Lễ hội bao gồm 100 hoạt động sáng tạo. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm – trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước thuộc lĩnh vực sáng tạo...

Lễ hội bước sang năm thứ 4 tổ chức, trong bối cảnh Hà Nội đang hiện thực hóa các sáng kiến khi tham gia Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO. Chính thức gia nhập từ năm 2019, Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Mạng lưới. Với vai trò Thành phố “nhạc trưởng” sáng tạo, vị thế của Hà Nội đã lan tỏa đến nhiều địa phương và hiện nay, cả nước có thêm thành phố Hội An và Đà Lạt tham gia Mạng lưới này.

Việc tổ chức Lễ hội là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm củng cố thương hiệu Thành phố Sáng tạo Hà Nội. Qua mỗi năm, các chủ đề và quy mô của Lễ hội ngày một mở rộng, trở thành ngày hội của giới sáng tạo và người yêu văn hóa Thủ đô. Lễ hội đã thúc đẩy cho quá trình phát triển mạng lưới nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo thời gian tới.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tại nơi này, 2 tháng nữa, sẽ có một khu nhà nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số

Tại nơi này, 2 tháng nữa, sẽ có một khu nhà nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số

(PNTĐ) - Khu nhà nội trú ấm áp yêu thương ấy được Báo Phụ nữ Thủ đô và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp xây dựng dành cho học sinh dân tộc thiểu số trường THCS Chiềng Đông, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Khi hoàn thành, nhà nội trú sẽ giúp các em học sinh có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, từ đó, tiếp thêm động lực để các em yên tâm học tốt.
Hấp dẫn, lung linh sắc màu tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

Hấp dẫn, lung linh sắc màu tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

(PNTĐ) -  Tối 4/10, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024. Lễ hội hứa hẹn là điểm đến có sức hút lớn với những tiết mục hấp dẫn và lung linh sắc màu. Đây là sự kiện thường niên và năm nay đánh dấu lần tổ chức thứ ba kể từ năm 2022.
 “Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

“Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

(PNTĐ) -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô”, nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.