Giá đất tăng cao, thận trọng khi đầu cơ

Chia sẻ

Giá đất nền tại một số địa phương ở ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lâncận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên… đang tăng chóng mặt nhưng tính thanh khoản vẫn cao. Ngoài những cá nhân có nhu cầu mua để ở, không ít trong số đó là nhà đầu tư mua đi bán lại.

Sôi động mua bán đất ngoại thành

Giá đất ở một số huyện như Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức… đang tăng rất mạnh. Chị Nguyễn Thị Hương - nhân viên một văn phòng nhà đất ở thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng) cho biết: Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu mua đất của các nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh, ở mức từ 40-80 triệu đồng/m2 (tăng từ 10-15 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm 2021) khiến thị trường mua bán đất thổ cư tại đây sôi động. Bên mua, đa phần là để giữ tiền, nếu có cơ hội bán được giá sẽ “đẩy” để kiếm lời. Hiện nay, theo chị Hương, một số khu vực đẹp của huyện không có người bán, các văn phòng nhà đất chuyển sang tìm kiếm đất tại một số xã lân cận của huyện Phúc Thọ.

Trong các huyện ngoại thành, đất nền tại huyện Hoài Đức tăng nhanh nhất. Khảo sát giá đất tại đây, ở các đường lớn nằm trên trục chính của các xã, xe ô tô vào được phải lên đến 70-80 triệu/m2 (tăng gấp đôi năm 2020); còn ở mức giá 20-35 triệu/m2 thì chỉ mua được những mảnh đất nhỏ nằm sâu trong ngõ. Anh Lê Xuân Chiến - một chủ đầu tư bất động sản ở xã An Khánh cho biết: “Với hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở được đầu tư, mở rộng; các dịch vụ phát triển khiến cho việc đi lại giữa nội - ngoại thành ngày càng dễ dàng, thuận tiện.

Không chỉ lên quận, dự kiến đây là khu vực nằm trong dự án đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô khiến đất nền ở ven đô càng có giá. Vì thế, một số cá nhân “ôm” đất dịch vụ từ mấy năm trước, hiện nay họ đã có thể thu lời nhiều rồi nhưng vẫn chuyển nhượng”.

Với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, giá đất tại một số xã ở huyện Đan Phượng đã tăng khoảng 10 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm 2021Với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, giá đất tại một số xã ở huyện Đan Phượng đã tăng khoảng 10 triệu đồng/m2 so với cùng kỳ năm 2021

Kiểm tra kỹ nguồn gốc đất để tránh rủi ro

Cũng “ăn theo” đường vành đai 4, hiện giá giao dịch chuyển nhượng đất tại huyện Sóc Sơn, Mê Linh cũng đang tăng gấp rưỡi đến gấp ba. “Hiện nay, nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục. Từ cuối năm ngoái, kinh doanh bất động sản rất sôi động, cả ở bên mua lẫn bên bán. Đặc biệt, khi có thông tin về dự án đường vành đai 4, thị trường này càng được nhiều người quan tâm.

Ngoài các huyện ngoại thành, đất thổ cư, đất vườn, đất dịch vụ tại một số địa phương lân cận như xã Phúc Yên, Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng đã tăng thêm từ 20 - 25 triệu/m2” - chị Đào Thị Mai Thao, một chủ đầu tư ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh cho biết.

Trước thực trạng trên, theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sảnViệt Nam, hiện nay TP Hà Nội có chủ trương xây dựng đường vành đai 4, mới đây nhất là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện khiến giá đất ở một số nơi tăng cao vượt qua giá trị thực và khả năng thanh toán của phần đông người dân.

Vì vậy, các chủ đầu tư cần thận trọng, tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất, quy hoạch, tính pháp lý, hạ tầng giao thông kết nối… để hạn chế rủi ro; đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức, tránh mua phải bất động sản không đảm bảo tính pháp lý dẫn đến tình trạng thua lỗ hoặc bán không được, ở cũng không xong. Điển hình là vụ việc xảy ra tại huyện Sóc Sơn gần đây. Nhiều người đã “xuống” tiền mua đất khi thị trường nhà đất ở đây sôi động, sau đó, đất được giá, các chủ đầu tư muốn bán để kiếm lời thì không thể sang tên đổi chủ được. Những mảnh đất này đều có sổ đỏ nhưng sổ đỏ được cấp lại nằm trong phần đất vượt hạn mức được cấp nên tạm thời giao dịch chưa thể thực hiện được.

Để chấn chỉnh tình trạng “sốt” đất tại một số huyện ngoại thành, ngày 22/3, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã có văn bản đề nghị các địa phương và văn phòng đăng ký đất đai đề nghị tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất với đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng một thửa, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Đồng thời, rà soát báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ ngày 1/1/2017 đến hết 31/1/2022 với các thửa đất hơn 500m2.

NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

Giữ lửa theo gương Bác: Dấu ấn 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 tại Phú Thượng

(PNTĐ) - Trong không khí tháng 5 lịch sử, Đảng bộ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho hơn 30 đảng viên lão thành - những người đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho lý tưởng của Đảng. Sự kiện không chỉ là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, mà còn là dấu ấn ghi nhận chặng đường 10 năm đầy nỗ lực của Đảng bộ trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

Đưa Thủ đô phát triển xứng tầm

(PNTĐ) -  Triển khai Luật Thủ đô năm 2024, TP Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đào nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô xứng tầm.
Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

Giáo dục lịch sử văn hóa Thăng Long-Hà Nội: Góc nhìn từ Hoàng Thành - Thăng Long

(PNTĐ) - Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với thế hệ trẻ, thời gian qua, ngành giáo dục Hà Nội đã tăng cường công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường học. Qua những giờ học lịch sử địa phương, các em học sinh các cấp đã có thêm những trải nghiệm hết sức ý nghĩa, giúp các em hiểu hơn về lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, các em biết trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.