Giá thịt lợn đua nhau lên đỉnh mới, làm gì để giải cứu người tiêu dùng?

Chia sẻ

Ngày 21/5, giá lợn hơi tại miền Bắc chạm đỉnh 100.000 đồng/kg, miền Nam cũng tiến đến 99.000 đồng/kg, còn miền Trung, Tây Nguyên đang theo sát với đỉnh hiện tại là 97.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc hôm nay tiếp tục tăng cao với ngày càng có nhiều địa phương chạm đỉnh lịch sử 100.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay 21/5: Nhiều địa phương đạt mốc 100.000 đồng/kg.Giá lợn hơi hôm nay 21/5: Nhiều địa phương đạt mốc 100.000 đồng/kg.

Cụ thể, các địa phương có giá cao nhất miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, đạt mức 98.000 - 100.000 đồng/kg là Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.

Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ theo sát khi cùng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lên mức 96.000 đồng/kg. Tỉnh Thái Bình cũng đang giữ mức giá này, dù địa phương này không có sự điều chỉnh mới trong hôm nay.

Ngoài ra các tỉnh, thành khác cũng tiếp tục ổn định ở mức cao nhất nhì trên cả nước. Trong đó, Hà Nội là nơi đang giữ giá cao thứ hai của vùng với giá 97.000 đồng/kg. Địa phương giữ giá lợn hơi thấp nhất khu vực miền Bắc là Ninh Bình, ở mức 92.000 đồng/kg. 

Như vậy, giá lợn hơi ngày hôm nay ở miền Bắc giao dịch trong khoảng 92.000 - 100.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục tăng so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, giá lợn hơi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg lên 97.000 đồng/kg. Thấp hơn 1.000 đồng/kg là Đak Lak, Bình Thuận. Các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định dao động từ 93.000 - 95.000 đồng/kg.

Giá lợn thấp nhất vùng được ghi nhận tại tỉnh Ninh Thuận, Hà Tĩnh, là 90.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá thịt lợn hơi nhiều nơi cán mốc 100.000 đồng/kg. Các địa phương có giá lợn đồng loạt tăng lên sát mức này là Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre. Thấp hơn một chút là Vũng Tàu, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, giữ ở mức 96.000 - 97.000 đồng/kg. 

Các địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng có giá lợn hơi không thay đổi, ở mức thấp nhất vùng 93.000 - 95.000 đồng/kg.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến thời điểm hiện nay cả nước đang đẩy mạnh tái đàn trở lại và nhiều địa phương đã tăng đàn hơn 100%. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa hết dịch tả lợn châu Phi và tâm lý của người dân còn khá e ngại khi tái đàn, nên số lượng lợn tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó còn vài nguyên nhân khách quan có thể dẫn tới việc giá thịt lợn leo thang và vẫn ở mức cao. 

Giá thịt lợn tăng nóng từng ngày, người tiêu dùng có cần được giải cứu?Giá thịt lợn tăng nóng từng ngày, người tiêu dùng có cần được giải cứu?

Trước tình hình giá lợn liên tục tăng, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng và đề xuất những giải pháp nhằm bình ổn giá thịt lợn vì quyền lợn người tiêu dùng. Động thái này của Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho thấy, người tiêu dùng đang phải chịu nhiều áp lực do giá thịt lợn tăng cao, ảnh hưởng đến kinh tế và cơ cấu bữa ăn trong gia đình, và nếu không có những giải pháp hợp lý, người tiêu dùng luôn là những người chịu thiệt thòi và khi người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm thịt lợn thì những ảnh hưởng đến nền kinh tế khó có thể lường trước được.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, thịt lợn là thực phẩm thiết yếu, được sử dụng hàng ngày trong đời sống. Trong bối cảnh dịch Covid- 19, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, người lao động phải nghỉ việc hoặc không có thu nhập, nhưng nhiều tháng nay, giá thịt lợn luôn ở mức cao, nhiều gia đình đã phải cắt giảm mức tiêu dùng thịt lợn. Sự bất ổn giá lợn hơi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù giảm sâu hay tăng mạnh thì người tiêu dùng luôn chịu thiệt.

Tuy nhiên, theo ông Cao Xuân Quảng - Trưởng Phòng bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, có rất ít khiếu nại của người dân về việc vì sao phải mua thịt lợn với giá đắt. Để bảo vệ người tiêu dùng, ông Cao Xuân Quảng cho rằng, việc xây dựng cơ chế để công bố minh bạch các thông tin về thị trường thịt lợn là cần thiết.

Để bảo vệ người tiêu dùng, ổn định thị trường, nhiều ý kiến cho rằng, về phía các doanh nghiệp, cần tích cực hợp tác với cơ quan quản lý để xây dựng một thị trường thịt lợn phát triển, chủ động thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh. Về phía người tiêu dùng, cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan và đưa ra các quyết định tiêu dùng thông minh, cân đối tỷ lệ sử dụng thịt lợn trong bữa ăn để vừa bảo đảm dinh dưỡng và tránh áp lực chi phí cao. 

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.