Đoàn giám sát liên ngành của Thành phố:

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 9/8, Đoàn giám sát liên ngành của Thành phố do bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ. Đây là 1 trong 3 nội dung thực hiện các quy định, chính sách đối với phụ nữ và bình đẳng giới do Hội LHPN chủ trì giám sát trong năm 2024, đồng thời nằm trong Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Thành phố và Ban đại diện Hội người cao tuổi Thành phố về tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ cao tuổi giai đoạn 2023-2027.

Trân trọng đón đoàn, về phía lãnh đạo huyện Phúc Thọ có ông Kiều Trọng Sỹ, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện.

Chi trên 1.230 tỷ đồng để trợ cấp đột xuất, chăm sóc người cao tuổi

Báo cáo với Đoàn giám sát, ông Kiều Trọng Sỹ, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ cho biết: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan bám sát các văn bản của cấp trên tham mưu Huyện ủy chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực để thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện nói chung và thực hiện chính sách pháp luật cho phụ nữ cao tuổi nói riêng.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 1
Các đại biểu tham dự Hội nghị giám sát

Toàn huyện có trên 34.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, số người cao tuổi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt khoảng 97%. Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại các xã, thị trấn nơi cư trú là trên 20.000 người. Trên địa bàn huyện thành lập được 179 câu lạc bộ thể dục, văn hóa, văn nghệ cho người cao tuổi với trên 5.200 người cao tuổi; 11 câu lạc bộ liên thế hệ.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 2
Ông Kiều Trọng Sỹ, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ phát biểu tại Hội nghị giám sát

Phát huy vai trò người cao tuổi, toàn huyện có gần 1.500 người cao tuổi tham gia trong các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, Hội quần chúng, tổ hòa giải ở cơ sở; 168 người cao tuổi tham gia làm kinh tế, số người cao tuổi làm chủ trang trại, doanh nghiệp; 4.768 người cao tuổi vẫn đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có 196 NCT làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 triệu trở lên mỗi năm. Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 chi trên 1,230 tỷ đồng để trợ cấp đột xuất, chăm sóc người cao tuổi, kịp thời thăm hỏi, khám chữa bệnh, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, cô đơn, phúng viếng các cụ qua đời.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 3
Đoàn giám sát liên ngành của Thành phố do Hội LHPN Hà Nội chủ trì tại buổi giám sát

Năm 2023 toàn huyện có trên 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6 tháng đầu năm 2024 có gần 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Năm 2023, 952 người cao tuổi khuyết tật đã được hưởng trợ cấp...

Theo ông Kiều Trọng Sỹ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ, hàng năm HĐND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện hội NCT từ huyện đến cơ sở thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên, giám sát thực hiện mừng thọ, đăng thọ... Thông qua việc kiểm tra, giám sát cho thấy các xã, thị trấn đều triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Người cao tuổi, chế độ chi trả đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ, chưa phát hiện trường hợp sai phạm.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 4
Đại diện Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Phúc Thọ báo cáo tại Hội nghị giám sát

Để có thêm dữ liệu thực tế, Đoàn đã nghe báo cáo kết quả thực hiện chính sách pháp luật cho phụ nữ cao tuổi trên địa bàn xã năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024 tại xã Tích Giang và xã Trạch Mỹ Lộc. Đại diện lãnh đạo 2 xã cho biết, từ những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của HĐND Thành phố, người cao tuổi đã tiếp cận được gần hơn với các chính sách an sinh xã hội góp phần giảm bớt khó khăn người cao tuổi nói chung và người cao tuổi nữ nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật đối với người cao tuổi còn gặp một số khó khăn như mức trợ cấp cho các đối tượng người cao tuổi hưởng trợ cấp theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc đối với người cao tuổi; Công tác xã hội hoá các tổ chức, cá nhân đóng góp, chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi còn nhiều hạn chế.  

Quan tâm chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi

Tại buổi Giám sát, các thành viên trong Đoàn giám sát đã trao đổi để làm rõ hơn những nội dung mà Đoàn quan tâm.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 5
Trưởng Đoàn giám sát liên ngành Thành phố, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương phát biểu kết luận buổi giám sát

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Trưởng Đoàn giám sát liên ngành Thành phố, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết, người cao tuổi là nhóm người có vai trò quan trọng trong gia đình, ngoài xã hội, song cũng là một trong những đối tượng yếu thế cần được quan tâm. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng và triển khai các chính sách dành cho người cao tuổi. Thông qua hoạt động giám sát, Hội LHPN Hà Nội mong muốn một lần nữa đánh giá lại việc triển khai thực hiện quy định pháp luật liên quan đến việc đảm bảo các chế độ chính sách cho phụ nữ cao tuổi, phát hiện những mô hình, cách làm hay trong tổ chức thực hiện của các địa phương và cũng ghi nhận khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi để có những khuyến nghị cho thành phố thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Qua giám sát thực tế và nghe báo cáo, thay mặt Đoàn giám sát, Trưởng đoàn Lê Thị Thiên Hương đã ghi nhận những kết quả đã đạt được của Huyện trong thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi. Trong đó Huyện đã ban hành các văn bản kế hoạch bám sát chỉ đạo của UBND thành phố và quy định của pháp luật. (trong 6 tháng đầu năm 2024 ban hành 5 văn bản). Công tác quản lý nhà nước về người cao tuổi và việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người cao tuổi được UBND các cấp thực hiện đảm bảo quy định pháp luật. Ngoài chính sách nhà nước, địa phương quan tâm trợ cấp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động vận động nguồn lực xã hội hóa; Công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, chúc thọ, mừng thọ... được quan tâm triển khai. Ngoài ra còn có các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi phát triển kinh tế. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ cho người cao tuổi được thực hiện thường xuyên, hàng năm.

Giám sát thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ - ảnh 6
Đoàn giám sát đề nghị huyện Phúc Thọ trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ chính sách về người cao tuổi

Tuy nhiên, Trưởng đoàn giám sát Lê Thị Thiên Hương cũng chỉ ra một số hạn chế trong thực hiện quy định pháp luật đối với người cao tuổi, đồng thời đề nghị UBND huyện Phúc Thọ trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ chính sách về người cao tuổi; quan tâm đến người cao tuổi là phụ nữ; đồng thời triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức hơn nữa của cộng đồng về vai trò của người cao tuổi, phát huy vai trò của người cao tuổi tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đặc biệt, Trưởng đoàn giám sát Lê Thị Thiên Hương cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền huyện Phúc Thọ quan tâm chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi cấp huyện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho người lao động

Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho người lao động

(PNTĐ) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 14/1, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nội Bài và huyện Sóc Sơn.
Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

Nếu người phụ nữ có khả năng nhận thức thì có thể bị xử lý hình sự

(PNTĐ) - Đánh giá về vụ việc cháu bé 3 tuổi bị cô gái trẻ đưa đi khỏi trường mầm non ở Hải Phòng, TS. LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: Nếu người nào không có quyền quản lý, chăm sóc trẻ em nhưng lại tự ý đưa trẻ em ra khỏi nơi cư trú, nơi học tập, không có sự đồng ý của người quản lý, người giám hộ thì đó là hành vi có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý bằng những chế tài nghiêm khắc của pháp luật.
Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

Thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

(PNTĐ) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức các đoàn công tác đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.