Gọi tên Lòng Tự Trọng

Chia sẻ

PNTĐ-Nếu cha mẹ các em hiểu về lòng tự trọng, họ cũng sẽ dũng cảm để con em tự bước đi trên đôi chân, dẫu con đường vào đời đầy gai góc...

 
Những ngày qua, sự kiện thu hút sự quan tâm của công chúng tiếp tục là hàng loạt thí sinh có điểm thi gian lận ở Hòa Bình đã bị các trường đại học top đầu “trả về địa phương”. Vậy là cuối cùng, công lý cũng đã được thực thi, dù mới ở khía cạnh nhỏ. 
 
Người dân đang đặt câu hỏi, bên cạnh đối tượng tham gia trực tiếp chỉnh sửa điểm, thí sinh được  nâng điểm và bố mẹ các em sẽ bị xử lý thế nào? Cũng vì hành vi gian lận điểm số mà nhiều thí sinh trung thực trong thi cử lại bị cướp đi cơ hội học tập lẽ ra phải thuộc về các em. Ai sẽ trả lại công bằng và xin lỗi các thí sinh này? 
 
Vết đen nâng điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình, dẫu đau xót, nhưng đã phanh phui một sự thật không thể chối cãi. Đó là bệnh thành tích và sự thiếu trung thực vẫn đang lẩn quất trong ngành giáo dục và tư duy nhiều người. Trong khi các nhà trường vẫn dạy học sinh thật thà, học thật thi thật… thì đây đó, vẫn có hiện tượng sửa điểm, nâng điểm, làm đẹp học bạ. Còn nhớ có thời điểm, trước đề xuất nên xét học bạ vào đại học thay cho thi tuyển, nhiều trường đại học lớn đã vội lên tiếng phản đối. Lý do vì họ chưa tin vào việc đánh giá năng lực học sinh ở bậc phổ thông. 
 
Được biết, trong danh sách các thí sinh gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La, có nhiều trường hợp là con em cán bộ đang công tác trong ngành GD-ĐT. Vậy, chúng ta còn có thể nói gì, khi chính người cầm cân nảy mực trong lĩnh vực trồng người lại thiếu trung thực.
 
Trong Quy chế thi THPT hiện hành, không có điều nào quy định thí sinh gian lận điểm bị tước quyền dự thi những năm sau. Như vậy, các em này vẫn có quyền đăng ký dự thi và xét tuyển đại học năm 2019. Việc công khai danh tính các em và gia đình “dính” gian lận điểm thi, như công chúng đang đòi hỏi, được khẳng định là cần tham khảo các quy định pháp lý. Xét ở một góc nào đó, còn phải tính đến ảnh hưởng xã hội tiêu cực mà “những người trong cuộc” có thể phải nhận sau khi bị phơi bày danh tính trước bàn dân thiên hạ. 
 
Bộ GD-ĐT khẳng định, sẽ xử lý nghiêm vụ gian lận thi cử năm 2018 trước khi bước vào mùa thi năm 2019, như một lời tuyên chiến với tiêu cực trong thi cử. Nhưng, suy cho cùng, đó chỉ là giải quyết ở bề nổi vấn đề. Có thể thấy, khi mà lòng người chưa biết tự trọng, chúng ta sẽ có những con người chấp nhận giả dối, thản nhiên dùng giả dối để tiến thân như lẽ đương nhiên. 
 
Nếu các thí sinh từ nhỏ đã được dạy về lòng tự trọng, chắc chắn các em sẽ không bao giờ chấp nhận bố mẹ “lo lót” để chạy điểm, sau này là chạy việc và chạy nhiều… cơ hội khác cho mình.
 
Có thí sinh nhờ gian lận mà được tôn vinh là thủ khoa đầu vào các trường đại học lớn. Được biết, hàng chục thí sinh khác, khi nhập học vào các trường trong khối công an cũng đều viết đơn cam đoan điểm của mình là thật cho tới khi sự việc gian lận bị phát giác. Nếu có lòng tự trọng, em thừa hiểu lực học của mình đến đâu và không bao giờ thản nhiên ngụy tạo “thành tích ảo” của mình như thế. 
 
Nếu cha mẹ các em hiểu về lòng tự trọng, họ cũng sẽ dũng cảm để con em tự bước đi trên đôi chân, dẫu con đường vào đời đầy gai góc.  Họ sẽ hiểu rằng, khi con em mình quen được “nuôi lớn” bằng sự dối trá thì sau này khó trở thành những người trung thực, tử tế. 
 
Tương tự, nếu các thầy cô giáo, những cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục có lòng tự trọng, họ càng không bao giờ tiếp tay cho sai phạm. Bởi, làm như vậy là họ đang góp phần đưa vào xã hội những sản phẩm lỗi, hỏng để rồi hậu quả nhận về trong tương lai còn nặng nề hơn nhiều. 
 
Dẫu là con sâu làm rầu nồi canh, nhưng đây là lời cảnh tỉnh không bao giờ thừa. Đã đến lúc, tất cả chúng ta hãy cùng gọi tên Lòng Tự Trọng. 
 
 
Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên đến thư viện trong thời đại số

Sinh viên đến thư viện trong thời đại số

(PNTĐ) - Hiện nay, ở nhiều thư viện ở các trường đại học vẫn thu hút được nhiều sinh viên đến phòng đọc, tuy nhiên hình ảnh lật giở từng trang sách giấy như trước đây không còn nhiều mà thay vào đó sinh viên sử dụng laptop để đọc sách số, lướt web,...
Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

Hiểu biết về bệnh tan máu bẩm sinh để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt

(PNTĐ) - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, là  cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.
Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ huyện Thanh Trì đồng diễn dân vũ mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hơn 4.000 nghìn hội viên, phụ nữ 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ. Đây là những màn đồng diễn được thực hiện trên nền nhạc 3 ca khúc "Qua miền Tây Bắc", "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Phụ nữ Ba Đình đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Sáng ngày 5/5, tại vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình, Hà Nội) Hội LHPN quận Ba Đình đã tổ chức đồng diễn dân vũ với sự tham gia của đông đảo cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn quận. Dự chương trình có  đồng chí Nguyễn Thị Hiền Thúy - UVTV, Chánh Văn phòng Hội LHPN thành phố Hà Nội; đồng chí Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình và đại diện lãnh đạo hội phụ nữ cơ sở.