Hà Nội biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi

Chia sẻ

Hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm 2021, ngày 8/10/2021, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại một số đơn vị Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín tổ chức gặp mặt biểu dương trẻ em gái chăm ngoan học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số.

Kỷ niệm 10 năm ngày Quốc tế trẻ em gái, năm nay Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề: “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”. Ngày Quốc tế Trẻ em gái ra đời nhằm mục đích trao cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng, y tế, bảo vệ khỏi sự kỳ thị, bạo lực và không còn nạn tảo hôn... Các em có quyền được hưởng một cuộc sống an toàn, có sức khỏe và giáo dục tốt, không chỉ trong suốt những năm tháng đầu đời quan trọng mà cả khi trở thành phụ nữ.

bà Nguyễn Minh Xuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Hà NộiPhó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Hà Nội Nguyễn Minh Xuân phát biểu tại hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi tổ chức tại huyện Thường Tín

Nếu được quan tâm trong thời gian vị thành niên, trẻ em gái sẽ có tiềm năng để thay đổi thế giới, trở thành những người lao động, các bà mẹ, các doanh nhân, cố vấn, các nhà lãnh đạo trong gia đình và các nhà lãnh đạo chính trị trong xã hội của ngày mai. Bằng việc công nhận ngày 11/10 hằng năm là Ngày Quốc tế Trẻ em gái, thế giới đang chứng minh sự thật rằng làm con gái không hề là việc dễ dàng và trẻ em gái trên toàn cầu xứng đáng đón nhận sự giáo dục, bảo vệ tốt hơn và một tương lai tươi đẹp hơn. 

Phát biểu tại buổi lễ tuyên dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi sáng ngày 8/10, bà Nguyễn Minh Xuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ TP Hà Nội cho biết, mất cân bằng giới tính đang là mối quan ngại ngày càng lớn tại các quốc gia Châu Á.  

Lãnh đạo huyện Thường Tín trao thưởng trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trên địa bàn huyệnLãnh đạo huyện Thường Tín trao thưởng trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trên địa bàn huyện

Từ năm 2006, mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam bắt đầu có biểu hiện tăng. Đến năm 2015, tỷ số này là 112,8 bé trai/100 bé gái, và tới năm 2016 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, năm 2014 có 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh là 115 trẻ nam/100 trẻ nữ. Năm 2015, giảm xuống 13/63 tỉnh, thành phố. Riêng tại Hà Nội, tỷ số giới tính khi sinh năm 2010 là 117 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm dần qua các năm, năm 2019 giảm xuống 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái, 9 tháng đầu năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh toàn thành phố là 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, dự kiến cuối năm không quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái hoàn thành chỉ tiêu năm. Với thực trạng này, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.

"Để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND triển khai kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025 trong đó đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 để đưa tỷ số này đạt khoảng 107 trẻ trai/100 trẻ gái sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội cần tăng cường vận động, truyền thông, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm sóat mất cân bằng giới tính khi sinh. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ đối với các đối tượng là người cao tuổi nhất là người cao tuổi sinh con 1 bề gái, các cặp vợ chồng sinh con 1 bề gái thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về kiểm sóat mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm y tế, dân số, thực hiện các nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hợp tác quốc tế", bà Nguyễn Minh Xuân cho biết.

Lãnh đạo huyện Đan PhượngLãnh đạo huyện Đan Phượng trao thưởng trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trên địa bàn huyện

Hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái, ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín - Trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện cho biết, những năm qua, công tác dân số - KHHGĐ của huyện Thường Tín đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Huyện đã duy trì tốt mức sinh thay thế, đảm bảo tỷ suất sinh thô, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên, tỷ số giới tính khi sinh của huyện qua từng năm đều giảm. Tuy nhiên, ở một số địa phương, tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh là bé trai chưa giảm, nguyên nhân cốt lõi là do tư tưởng trọng nam khinh nữ của một bộ phận nhân dân còn tồn tại, phương pháp truyền thông của cán bộ làm công tác dân số chưa hiệu quả. "Việc biểu dương, vinh danh, khen thưởng các trẻ em gái trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ hôm nay là một điểm nhấn, điểm sáng trong công tác dân số nói chung và công tác giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng, để mỗi gia đình luôn hạnh phúc, ấm no", ông Thản kết luận.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.