Hà Nội là một bài ca vinh quang

Nhà báo Trần Thu Dung (Paris, Pháp)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bất kỳ một sự thành công của xã hội dường như đều có sự đóng góp của phụ nữ, đặc biệt ở Việt Nam.

Hà Nội là một bài ca vinh quang - ảnh 1
Các nữ Việt Kiều từng sống ở Hà Nội một lần đến với Trường Sa. 

Nước mắt và hy sinh vì chiến tranh
Thời chiến, phụ nữ Hà Nội cũng tham gia chiến đấu. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “Phụ nữ ba đảm đang” thay chồng đi chiến đấu. Khi bom đạn dội xuống miền Bắc, phụ nữ Hà Nội cũng đi đào hầm, đi tải đạn, đi chiến đấu như bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Con gái Hà thành về quê cũng gánh nước, trồng rau, nuôi gia cầm để cải thiện đời sống. Khổ đấy nhưng phụ nữ Việt ít than thở. Tất cả vì gia đình, vì chồng con, vì tiền tuyến.

Đất nước thống nhất, mọi người hân hoan chưa được vài năm thì biên giới bùng nổ chiến tranh. Một lần nữa, phụ nữ Hà Nội lại tham gia trực chiến. Phụ nữ Hà Nội cầm cuốc, đào hầm, bàn tay chai sạm. Có nhiều chị em chưa chồng, vừa du học về cũng tham gia chiến dịch. Chiến công bắn rơi máy bay giữa Hà Nội có công của nữ tự vệ trường đại học, nhà máy…

Nhiều trẻ em sinh ra ở Hà Nội, nhưng vì chiến tranh, mới 8 tuổi đã rời thành phố, xa gia đình về làng quê xa lạ sơ tán. Mang tiếng con gái Hà Nội mà chân tay đầy vết thâm vì côn trùng. Ngày học bài xong thơ thẩn lang thang ngoài đồng ruộng cùng trẻ con chăn trâu bò, da bắt nắng đen sạm. Trường ở Hà Nội đóng cửa, muốn đi học thì về nông thôn. Trẻ con nông thôn thỉnh thoảng “lêu lêu” nhưng khi đã quen thân, chúng rủ đi ra đồng, lội sông đơm cá dưới trăng, chia từng củ khoai, củ sắn, con châu chấu rang. Gái Hà Nội trở thành thôn nữ. Về Hà Nội những ngày hè tràn ngập vui sướng. Tối tối, Hà Nội tắt điện, cả lũ chơi ù, nhảy ngựa, chơi trốn tìm. Những trò chơi chẳng tốn tiền, mà vui chẳng muốn về đi ngủ. Cả khu biết nhau, hết hè, cả lũ lại buồn, vì phải rời Hà Nội đi về làng học. 

Thiếu thốn, cuộc sống tem phiếu chẳng đứa trẻ nào biết nấu bữa cỗ vì sợ trẻ con sờ vào hỏng. Cỗ đơn giản chỉ có con gà mà cả nhà đều vui…

Sức quyến rũ mới kỳ lạ của Thăng Long - Hà Nội
Đất nước giờ đổi thay, phụ nữ Hà Nội mới trở lại với những chiếc áo dài tha thướt, đi dạo Hồ Gươm. Phụ nữ tham gia mọi hoạt động quản lý như nam giới. Hình ảnh phụ nữ lái ôtô, đi xe máy giữa phố phường trở nên quen thuộc. Thời chiến, hiếm khi thấy bóng áo dài, ngoài dịp cưới. Áo dài phải mượn, thuê, đôi khi dùng lại áo dài của mẹ, chị ngày xưa còn cất trong tủ từ lâu. Giờ áo dài tung bay ở Hồ Tây, Hồ Gươm, công viên… 

Hà Nội đâu chỉ dành cho người Hà Nội mà đã trở thành nơi cả nước hội tụ. Hà Nội trở thành nơi tập trung mọi tiếng nói địa phương khắp vùng, miền đất nước. Phụ nữ khắp nơi lại nối kết tại Thăng Long cùng nhau xây dựng một Thủ đô mới, đầy sức sống. Có người chỉ mới ra một vài năm đều tự hào tôi là người từng sống ở Hà Nội.

Hà Nội có cái gì để tự hào như thế. Chính những người đó khi về quê hương cũng đều muốn chứng minh mình đã là người Hà Thành văn minh và lịch sự. Cả làng đến chơi đều ngạc nhiên từ những cô gái quê xưa, nay đổi khác. Cái chất quê chân thật thêm cái vẻ ăn nói, cách trang phục quần áo, tạo nên sự quyến rũ riêng làm ai cũng muốn một lần lên Thủ đô. 

Phụ nữ Hà Thành giờ tha thướt, nhưng năng động và sáng tạo trên mọi mặt trận vì trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Sự có mặt chị em trên chính trường chính trị, Quốc hội đã chứng minh điều đó. Nhiều phụ nữ đoạt giải thưởng quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như GS. Nguyễn Thị Lan là nhà khoa học nữ duy nhất được nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2018 do có các thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu, đào tạo, quản lý cũng như hoạt động thực tiễn trong chuyên ngành chăn nuôi - thú y - thủy sản; các sản phẩm khoa học công nghệ Tập thể nữ cán bộ Bộ môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội được nhận Giải thưởng Kovalevskaia do đạt nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học với lĩnh vực nghiên cứu chính gồm: Công nghệ xử lý và tận dụng chất thải; phân tích và đánh giá chất lượng môi trường…

Phụ nữ Hà Nội vẫn âm thầm chiến đấu, dù ở đâu trên quả địa cầu, họ vẫn hướng về Tổ quốc, về Hà Nội thân yêu. Nhiều câu lạc bộ Hà thành ra đời ở Ba Lan, Pháp, Đức… Các câu lạc bộ mang tên Hà Nội là cầu nối thân thương người Việt xa quê. Hai chữ Hà Nội có sức quyến rũ thu hút nhiều người hưởng ứng. Những người con gái Hà thành bươn chải ở chân trời xa, vẫn âm thầm đóng góp vì biển đảo, và sẵn sàng đến tận Trường Sa để cổ vũ chiến sĩ, và quân dân đứng nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ biên giới quê hương.

Phụ nữ Thủ đô mãi mãi cố gắng bảo vệ và góp phần tạo nên sức quyến rũ của Hà Nội. Yêu lắm Hà Nội ơi! Chính nhờ công lớn của các mẹ, các chị mà “Hà Nội của ta, là một bài ca vinh quang”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô bàn giao máy tính phục vụ công tác giảng dạy tại 2 điểm trường của huyện Ba Vì

Báo Phụ nữ Thủ đô bàn giao máy tính phục vụ công tác giảng dạy tại 2 điểm trường của huyện Ba Vì

(PNTĐ) - Sáng 23/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp cùng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì, Hội LHPN huyện Ba Vì và nhà tài trợ Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức bàn giao máy tính phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên  và học sinh tại trường Tiểu học Khánh Thượng, xã Khánh Thượng và trường THCS Yên Bài A, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Đừng để định kiến ngăn cản phụ nữ làm chủ cuộc đời

Đừng để định kiến ngăn cản phụ nữ làm chủ cuộc đời

(PNTĐ) - Những câu nói như “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”, “con gái học nhiều để làm gì”… đã trở thành quan niệm định kiến, tạo nên rào cản vô hình đối với nhiều phụ nữ. Nhiều phụ nữ đã dũng cảm đứng lên khẳng định quyền làm chủ cuộc sống của mình, thoát khỏi những định kiến xã hội vốn gò bó vai trò của họ trong suốt nhiều thế hệ.