Hà Nội phấn đấu ít nhất 50% người cao tuổi được hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp

Chia sẻ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, trong giai đoạn đầu, từ 2022-2025, Thành phố phấn đấu: Ít nhất 50% người cao tuổi (NCT) có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm; hộ gia đình có NCT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi. 60% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT, thu hút ít nhất 50% NCT tham gia luyện tập thể dục, thể thao, ít nhất 10% NCT tham gia văn hóa, văn nghệ.

Trong giai đoạn này, Thành phố phấn đấu có từ 15-20% số xã, phường, thị trấn có CLB liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ chăm sóc và phát huy vai trò NCT, thu hút ít nhất 70% NCT trên địa bàn tham gia. 100% xã, phường, thị trấn có Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Trên 80% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 90% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% NCT khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng.

Ít nhất 20% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT và 50% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Thành phố có khoa lão khoa.

Hằng năm, khoảng 80% NCT có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% NCT khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 50% NCT có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội. 100% NCT khuyết tật đặc biệt nặng, NCT lang thang có nhu cầu được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. 100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

100% NCT thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định. ít nhất 80% NCT có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. Ít nhất 50% gia đình có NCT bị bệnh suy giảm trí nhớ, khuyết tật nặng và có vấn đề khó khăn khác được tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho NCT...

Trong giai đoạn 2026-2030, Thành phố đặt mục tiêu: Ít nhất 70% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm, NCT được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm; hộ gia đình có NCT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi.

Ít nhất 90% số xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT, thu hút ít nhất 70% NCT tham gia luyện tập thể dục, thể thao, ít nhất 20% NCT tham gia văn hóa, văn nghệ. Từ 20-25% số xã, phường, thị trấn có CLB liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò NCT, thu hút ít nhất 70% NCT trên địa bàn tham gia.

100% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT. 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế; 100% NCT được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% NCT khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng.

30% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho NCT và 100% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Thành phố có khoa lão khoa.

Hằng năm, khoảng 90% NCT có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 80% NCT khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng; ít nhất 60% người có tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội.

100% NCT khuyết tật đặc biệt nặng, NCT lang thang có nhu cầu được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Duy trì 100% NCT không phải sống trong nhà tạm, dột nát. Duy trì 100% NCT thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định. Ít nhất 90% NCT có khó khăn về tài chính được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

Ít nhất 70% gia đình có NCT bị bệnh suy giảm trí nhớ, khuyết tật nặng và có vấn đề khó khăn khác được tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho NCT…

Các mục tiêu sẽ được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ, giải pháp như: Trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe NCT; Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng đối với NCT; Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế cho NCT; Trợ giúp NCT tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Trợ giúp NCT sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông...

P.CHI

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình chọn đi du lịch bằng xe ôtô tự lái. Để chuyến đi được an toàn, có mấy lưu ý sau:
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.