“Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô”, nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Giới thiệu lịch sử của cửa ô Hà Nội

Các cửa ô là một phần lịch sử của Hà Nội. Ngày nay, người dân Thủ đô vẫn quen nói về Hà Nội với 36 phố phường và 5 cửa ô. Nhưng thực tế Hà Nội từng có bao nhiêu cửa ô? Và những cửa ô này chính thức xuất hiện từ thời điểm nào trong lịch sử? Sự biến đổi của chúng ra sao cùng lịch sử của thành phố? Hay công năng của những cửa ô là gì?... là một loạt những vấn đề mà không phải ai cũng có thể đưa ra câu trả lời.

Với chủ đề "Cửa ô xưa" giới thiệu về lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội với những kiến trúc độc đáo cùng vai trò, công năng của các cửa ô Hà Nội, sự biến đổi về tên gọi và số lượng các cửa ô theo từng giai đoạn. Cùng với những tác động của người Pháp trong quá trình quy hoạch Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cửa ô Hà Nội đã dần bị phá hủy. Cửa ô Quan Chưởng là chứng tích còn lại duy nhất đến ngày nay, lưu dấu về sự tồn tại và hình dáng của các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội xưa. Chủ đề "Cửa ô chiến thắng" lại là kể lại câu chuyện lịch sử về sự kiện các đoàn quân bộ đội cụ Hồ, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô xưa tiến về tiếp quản Hà Nội vào tháng 10/1954, đặc biệt là Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10/10/1954, với sự tham gia của các đơn vị quân đội Nhân dân tham gia tiếp quản thành phố; những tài liệu, hình ảnh về những ngày tiếp quản của quân dân Thủ đô trên các ngành: Nội chính, trước bạ, canh nông, giao thông, bưu điện, thuế…

 “Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội - ảnh 1
Cửa ô Quan Chưởng, Hà Nội

Còn chủ đề "Cửa ô Hà Nội hôm nay" trưng bày trên những dấu tích của các cửa ô xưa chứng kiến những bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đặc biệt là Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10/10/1954; “Cửa ô Hà Nội hôm nay”, làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của Hà Nội sau những thay đổi địa giới hành chính; những định hướng quy hoạch Thủ đô của Đảng và Nhà nước đã giúp Hà Nội phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đượcUNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” và là thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo.

Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa. Thủ đô Hà Nội hôm nay cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Chủ đề làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của Hà Nội sau những thay đổi địa giới hành chính; Những định hướng Quy hoạch Thủ đô của Đảng và Nhà nước đã giúp Hà Nội phát triển vững trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999); là thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo (30/10/2019).

Lưu giữ Hà Nội xưa và nay

Hà Nội với 36 phố phường và 5 cửa ô trong những vần thơ, câu hát đã khắc sâu trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt. Câu chuyện về những cửa ô của Hà Nội là một nội dung đầy hấp dẫn gắn liền với lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội.

 Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” giới thiệu khoảng 170 tài liệu, hình ảnh về cửa ô Hà Nội được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức từ ngày 7/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Ở khía cạnh nào đó, câu chuyện về những cửa ô của Hà Nội là một nội dung đầy tính hấp dẫn về chính bản thân nó cũng như liên quan đến lịch sử, văn hóa, kinh tế của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.

 “Hà Nội và những cửa ô” - Câu chuyện lịch sử của Thăng Long - Hà Nội - ảnh 2
Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”

Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Thông qua các nguồn sử liệu, các hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, các tài liệu viết bằng ngôn ngữ Hán Nôm và tiếng Pháp được lưu trữ tại Trung tâm Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO), Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam và đặc biệt là Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố Hà Nội, Trưng bày tái hiện lịch sử các cửa ô của Hà Nội, cung cấp một góc nhìn trực quan, sinh động nhất về các hoạt động đời sống xã hội xung quanh các cửa ô và sự biến mất của hầu hết các cửa ô vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, Trưng bày giới thiệu về quá trình tiếp quản Thủ đô Hà Nội (10/10/1954) và những bước phát triển của Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất đến nay.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa

Bàn tay khéo léo của nữ y sĩ thành phố ngàn hoa

(PNTĐ) - Bằng đôi bàn tay khéo léo, y sĩ y học cổ truyền Trần Thị Mao (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân mà không cần dùng thuốc. Đề tài “Nắn chỉnh khuôn mặt tự nhiên không xâm lấn” của chị Mao đã được chia sẻ rộng rãi tại Hội thảo khoa học về hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp và các bài thuốc y học cổ truyền vừa diễn ra sáng nay 3/11 tại Hà Nội.
Siết chặt kiểm soát xe đưa đón học sinh

Siết chặt kiểm soát xe đưa đón học sinh

(PNTĐ) - Hiện tại loại hình phương tiện đưa đón các em học sinh đến trường đang phát triển do nhu cầu các bậc phụ huynh tăng cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua, liên tiếp các vụ việc đáng tiếc liên quan đến xe đưa đón học sinh đã gây rúng động dư luận xã hội. Chính vì vậy, công tác kiểm tra bảo đảm an toàn với loại hình vận tải hành khách đưa đón này lại càng phải cần chú trọng trong khâu bảo đảm an toàn và trách nhiệm của các bên liên quan. Từ đó có những giải pháp toàn diện, quyết liệt đối với dịch vụ đưa đón học sinh, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhiệt điện Phả Lại hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết tại thành phố Chí Linh

Nhiệt điện Phả Lại hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết tại thành phố Chí Linh

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng ngày 14/10/2024, tại phường Bến Tắm, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã tham dự Lễ Khánh thành và Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình bà Nguyễn Thị Bích Ngọc có hoàn cảnh khó khăn.