Hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế

Chia sẻ

Trong quý I/2022, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã khai thác, quản lý hiệu quả các nguồn vốn trị giá hơn 7.304 tỷ đồng, cho 151.975 hội viên phụ nữ vay để phát triển kinh tế. Trong đó, dư nợ ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội là hơn 6.303 tỷ đồng (chiếm 54,16% tổng dư nợ ủy thác qua các hội đoàn thể TP), tăng 25,11 tỷ đồng so với cuối năm 2021.

Trao đồng vốn, mở ra cơ hội nâng cao mức sống

Chị Ngũ Thị Vinh - hội viên Chi hội phụ nữ tổ dân phố 2 phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội vừa được Hội LHPN phường hướng dẫn và hoàn thiện xây dựng dự án kinh doanh cũng như hồ sơ, thủ tục để vay vốn phát triển kinh tế với lãi suất ưu đãi.

Ngoài ra, từ nguồn tiết kiệm định kỳ, Chi hội phụ nữ tổ dân phố 2 đã hỗ trợ thêm số vốn 20 triệu đồng để chị mở rộng quy mô kinh doanh. Chị Ngũ Thị Vinh cho biết: “Hơn 2 năm qua, do tác động của dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh qua mạng phát triển, nắm bắt cơ hội này, tôi đã quyết định mở rộng kinh doanh, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, hàng hoá thiết yếu có chất lượng tốt và giá cạnh tranh. Các nguồn vốn uỷ thác của Hội với lãi suất ưu đãi đã giúp tôi có thêm nguồn lực để nhập hàng với số lượng lớn vừa phục vụ khách hàng tốt hơn, vừa nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống”.

Không chỉ chị Ngũ Thị Vinh, hàng vạn hội viên trên địa bàn TP đã được tiếp cận nguồn vốn do các cấp Hội khai thác, quản lý. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2022 - thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng cũng là cao điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, các cấp Hội đã khắc phục khó khăn đưa nguồn vốn kịp thời đến với các hội viên có nhu cầu. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP, quan tâm và giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch dần ổn định cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Hường - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (Hội LHPN Hà Nội) cho biết thêm: Tính đến 31/3/2022, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đang quản lý các nguồn vốn là 7.304 tỷ 619 triệu đồng cho 151.975 hội viên phụ nữ vay để phát triển kinh tế. Trong đó, tổng dư nợ nguồn vốn Thành Hội trực tiếp quản lý là 11 tỷ 608 triệu đồng cho 1.121 người vay; dư nợ ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội là 6.303 tỷ 883 triệu đồng (chiếm 54,16% tổng dư nợ ủy thác qua các hội đoàn thể TP) tăng 25 tỷ 115 triệu đồng so với cuối năm 2021. Ngoài Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để khai thác các nguồn vốn hỗ trợ hội viên.

Hội LHPN phường Việt Hưng, quận Long Biên trao vốn hỗ trợ cho chị Ngũ Thị VinhẢnh: HPNHội LHPN phường Việt Hưng, quận Long Biên trao vốn hỗ trợ cho chị Ngũ Thị Vinh Ảnh: HPN

Mở rộng đối tượng tiếp cận vay vốn

Tại hội nghị giao ban công tác vay vốn quý 1/2022 và tập huấn nghiệp vụ uỷ thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2022 do Hội LHPN Hà Nội tổ chức chiều 14/4, đại diện Agribank chi nhánh Hà Tây 1, Hà Tây 2 đều đánh giá cao công tác quản lý, sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách của các cấp Hội phụ nữ Hà Nội; các hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích; hồ sơ được lưu giữ đầy đủ, theo dõi, cập nhật kịp thời…

Đồng chí Phùng Ngọc Thanh - Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Hà Tây 1 đề nghị trong thời gian tới, để sử dụng nguồn vốn hiệu quả, công tác phối hợp giữa 2 bên cần được thực hiện chặt chẽ hơn, trong đó tăng cường kiểm tra giám sát, phối hợp xử lý nợ xấu…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội ghi nhận những nỗ lực các cấp Hội đã đạt được trong việc quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ hội viên có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội.

Thời gian tới, để mở rộng đối tượng vay vốn, đề nghị các cấp Hội cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để hội viên phụ nữ và gia đình tiếp cận chương trình tín dụng chính sách xã hội và các ngân hàng uỷ thác.

Mỗi ngân hàng có các chương trình cho vay khác nhau với những điều kiện, yêu cầu cụ thể. Dựa trên văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng uỷ nhiệm được ký kết với các ngân hàng, dựa trên nhu cầu vay vốn, nếu chị em đáp ứng đủ yêu cầu, các cấp Hội cần tạo điều kiện tối đa để hội viên tiếp cận nguồn tín dụng chính thống, hạn chế tìm tín dụng đen.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra giám sát để phát hiện đúng vấn đề thông qua việc phối hợp chặt với các ngân hàng.

Trong nhiệm kỳ này, theo đồng chí Phạm Thị Thanh Hương, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ có chỉ tiêu quan trọng liên quan đến giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo, hộ cận nghèo nâng cao mức sống.

Đây là hai đối tượng này được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các cấp Hội tiếp tục rà soát, tạo điều kiện để họ tiếp cận nguồn vốn. Ngoài ra, Hội LHPN Hà Nội cũng đã trao đổi với hai đơn vị là Hiệp hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân TP và đề xuất với Ngân hàng Chính sách xã hội cơ chế cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, nữ chủ doanh nghiệp đủ điều kiện với số vốn vay lớn hơn, có thế chấp, lãi suất ưu đãi để phục hồi sản xuất phát triển kinh tế sau dịch bệnh.

ĐỨC HẠNH

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.